Haèng thuaän chuùng sanh
Tuyø hyû coâng ñöùc

tinhdo.edu.vn

CHÚNG SANH TRONG MƯỜI PHÁP GIỚI ĐỀU MÊ, CHẲNG GIÁC, ĐẾN KHI NÀO MỚI THẬT SỰ GIÁC NGỘ?

CHÚNG SANH TRONG MƯỜI PHÁP

GIỚI ĐỀU MÊ, CHẲNG GIÁC, ĐẾN

KHI NÀO MỚI THẬT SỰ GIÁC NGỘ?

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Trong Phật Pháp, pháp thân bổn thể được gọi là chân như, mà cũng là chân tâm, hoặc bổn tánh, rất nhiều danh từ, tới mấy chục loại.

Vì sao đối với một chuyện mà Đức Phật nói ra lắm danh từ như thế?

Đấy là giáo học thiện xảo, dạy quý vị chớ nên chấp trước tướng danh tự. Nói cách nào cũng được, chỉ cần nói đúng chuyện này, phá chấp trước, phá phân biệt đấy mà. Nói một danh từ, quý vị liền chấp trước, phân biệt. Nói mấy chục danh từ đều nhằm nói về chuyện này, danh tướng là giả, đừng chấp trước, quý vị mới hiểu nghĩa chân thật do Đức Phật đã giảng.

Pháp thân bổn thể diệc tức chúng sanh bổn cụ chi Phật Tánh cũng chính là Phật Tánh mà chúng sanh vốn sẵn có, pháp thân bổn thể là Phật Tánh của chính mình.

Thị tâm thị Phật chi bổn tâm. Cố phán thuộc ư lý, cái kỳ vi thật tế lý thể dã là bổn tâm tâm này là Phật, nên phán định Vô Lượng Thọ thuộc về lý, vì nó chính là thật tế lý thể. Nói tới cuối cùng, vũ trụ và chính mình là một, chẳng hai.

Đấy là gì?

Nêu rõ quan hệ luân lý trong Phật Pháp. Phật Pháp giảng luân lý thật tuyệt vời, rốt ráo viên mãn.

Tổ Tiên Trung Quốc nói tới luân lý, lấy thí dụ như trong hiện thời là một gia tộc, từ gia tộc mở rộng đến người ngoài: Phàm thị nhân, giai tu ái phàm là người, đều phải yêu thương. Quan hệ luân lý như trong Phật Pháp giảng, không chỉ là hết thảy mọi người và chính mình là nhất thể. 

Lão Tử nói Thiên Địa dữ ngã đồng căn, vạn vật dữ ngã nhất thể Trời đất và ta cùng một căn bản, vạn vật và ta cùng một thể, hai câu ấy hết sức gần với đại thừa Phật Pháp, luân lý Phật Pháp giảng điều gì?

Hoa, cỏ, cây cối và chính mình là nhất thể. Núi, sông, đại địa và chính mình là nhất thể. Hư không pháp giới và chính mình là nhất thể. Giảng luân lý viên mãn, giảng đến rốt ráo.

Hiểu rõ ràng mối quan hệ, phẩm đức thứ nhất trong tự tánh là gì?

Là ái. Phật không gọi là ái, vì sợ nói ái, người ta sẽ nẩy sanh hiểu lầm, vì trong ái có tình, ái đó sẽ chẳng thật, bị biến đổi. Hà Phật nói là từ bi. Từ bi là ái, trong từ bi có trí huệ, chẳng có tình. Khi giác ngộ gọi là trí huệ, khi mê, trí huệ bèn biến thành tình, nên gọi là tình thức. Vì lẽ đó, trí huệ và tình thức là một chuyện.

Một thể mà có hai phương diện. Khi ngộ thì là trí huệ, lúc mê gọi là tình chấp. Đức Phật dạy chúng ta hãy giác ngộ, chớ nên mê hoặc.

Chúng sanh trong mười pháp giới đều mê, chẳng giác, đến khi nào mới thật sự giác ngộ?

Từ bậc Sơ Trụ trong Viên Giáo như Kinh Hoa Nghiêm đã nói trở lên là giác ngộ. Trong tâm các Ngài, hoàn toàn là trí huệ, chẳng còn có tình chấp. 

Trong mười pháp giới, phật pháp giới có chín phần giác ngộ, vẫn còn một phần tình chưa đoạn. Đạt đến địa vị Sơ Trụ Bồ Tát trong Viên Giáo, tình chẳng còn, trí huệ mười phần viên mãn hiện tiền, mới hữu dụng, mới chẳng lui sụt, mới chẳng đọa lạc.

Vì thế, mục tiêu chung cực của giáo học Phật Pháp là dạy chúng ta trở về tự tánh, trí huệ viên mãn trong tự tánh chính là thật tế lý thể. Phật thuyết đại thừa thị giáo, tức y thử Vô Lượng Thọ chi lý thể, trực chỉ đại thừa vi dụ, vị tuyên thuyết chúng sanh bổn cụ chi Đại Kinh, phán chi vi giáo, nghĩa thậm phân minh Phật thuyết đại thừa là giáo, nghĩa là nương theo lý thể của Vô Lượng Thọ để trực chỉ đại thừa.

Vô Lượng Thọ là tỷ dụ, vì Đức Phật tuyên thuyết Ðại Kinh để nói về cái chúng sanh vốn sẵn có đủ. Ý nghĩa phán định chữ Phật thuyết ðại thừa là giáo hết sức rõ ràng.

Ý nghĩa này rất rõ ràng, rất minh bạch. Phần đầu bản chú giải Kinh này, Hoàng lão cư sĩ đã nói một câu rất hay, chúng sanh bổn cụ chi Đại Kinh Đại Kinh nói về cái chúng sanh vốn sẵn có đủ, hoặc có thể hiểu là Đại Kinh mà chúng sanh vốn sẵn có.

***