Haèng thuaän chuùng sanh
Tuyø hyû coâng ñöùc

tinhdo.edu.vn

ĐIÊN ĐẢO MỘT TRĂM TÁM MƯƠI ĐỘ, ĐÂY CHÍNH LÀ PHÀM PHU LỤC ĐẠO

ĐIÊN ĐẢO MỘT TRĂM TÁM MƯƠI ĐỘ,

ĐÂY CHÍNH LÀ PHÀM PHU LỤC ĐẠO

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Thanh tịnh, bình đẳng, giác, đây nghĩa là Niết Bàn. Hiện nay chúng ta thử nghĩ xem, chúng ta khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác là nhiễm ô, là bất bình, là mê hoặc điên đảo, nên hoàn toàn trái ngược với thanh tịnh bình đẳng giác. Điên đảo một trăm tám mươi độ, đây chính là phàm phu lục đạo.

Ngày nay chúng ta tiếp thu giáo dục Phật Giáo, mục đích là gì?

Là từ điên đảo khôi phục lại hình dáng nguyên trạng. Giáo dục Phật Giáo rất viên mãn, khôi phục đến thuần tịnh thuần thiện. Cho nên Phật khiến chúng sanh rời tú cú, phải buông bỏ tứ cú.

Tứ cú chính là thị phi, hai câu này là đối lập. Thị thị phi phi, phi thị phi phi, tất cả những ý niệm sai lầm, phân biệt chấp trước, không rời tứ cú này. Tứ cú diễn biến là vô lượng cú, toàn là lời không có giá trị.

Chúng ta có cách nào rời nó được chăng?

Không có cách nào, muốn rời nhưng không rời được. Bởi thế Tịnh Tông có một phương pháp tuyệt diệu, là dạy ta niệm Phật A Di Đà, đừng niệm thị phi nhân ngã. Tất cả mọi ý niệm đều quy về Phật A Di Đà.

Phật A Di Đà là tiếng Phạn, dịch thành tiếng Trung nghĩa là vô lượng giác. A dịch là vô, Di Đà dịch là lượng, Phật dịch là giác, nên Phật A Di Đà nghĩa là vô lượng giác. Ngày ngày niệm vô lượng giác, trở về vô lượng giác, như vậy là đúng. Phương pháp này quả thật là vô cùng vi diệu.

Bởi thế rời vọng tưởng phân biệt chấp trước, cũng chính là rời tứ cú, đây gọi là độ. Thật ra phi độ phi bất độ, độ cũng là giả danh mà thôi.

Nếu chấp trước có độ thật là sai, lại rơi vào chấp trước. Phi tận phi bất tận, đây là độ tận chúng sanh, tận và bất tận đều không cần nghĩ đến nó, cũng đừng nghĩ đến độ và bất độ. Về sự thật sự đã làm, trong lòng không lưu lại dấu vết nào. Điều này rất hay, gọi là diệu dụng.

Trong Hoàn Nguyên Quán dạy chúng ta tùy duyên diệu dụng, đó là Phật Bồ Tát, phàm phu chúng ta không làm được, phàm phu chúng ta là tùy duyên cũng tùy biến. Nên từ vô lương kiếp đến nay mãi trôi lăn trong vòng sanh tử luân hồi trong lục đạo, đây chính là tùy duyên tùy biến.

Phật Bồ Tát rất hay, tùy duyên không tùy biến, mới có thể giúp người khác, bản thân mới không bị ảnh hưởng.

***