Haèng thuaän chuùng sanh
Tuyø hyû coâng ñöùc

tinhdo.edu.vn

KHỔ TỪ ĐÂU MÀ CÓ? KHỔ TỪ MÊ MÀ CÓ, VUI TỪ ĐÂU MÀ CÓ? VUI TỪ GIÁC NGỘ MÀ CÓ

KHỔ TỪ ĐÂU MÀ CÓ? KHỔ TỪ

MÊ MÀ CÓ, VUI TỪ ĐÂU MÀ CÓ?

VUI TỪ GIÁC NGỘ MÀ CÓ

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Chúng ta biết Ấn Quang Đại Sư là Bồ Tát Đại Thế Chí tái lai. Đại Thế Chí Bồ Tát mà có thể tán thán Yếu Giải như thế, tán thán Ngẫu Ích Đại Sư.

Vậy Ngẫu Ích Đại Sư là người như thế nào?

Nếu như Ngài không phải là Phật A Di Đà tái lai, thì chắc chắn là Quán Thế Âm Bồ Tát tái lai. Ngẫu Ích Đại Sư một đời không để lộ thân thế của mình.

Áo tạng của Hoa Nghiêm, tạng ở đây có nghĩa là dung chứa, sâu kín, nghĩa lý tinh thâm sâu xa. Bí tủy của Kinh Pháp Hoa, là tinh túy, là tinh hoa. Tất cả tâm yếu của Chư Phật, là kim chỉ nam của Bồ Tát vạn hạnh, ty nam nghĩa là tiêu chuẩn.

Người thời nay nói là chỉ tiêu, đều ở chỗ này, bạn có thể không học sao?

Nếu bạn không học bộ Kinh này, nói thiệt, bất luận tu tập pháp môn nào, phiền não của bạn không thể đoạn, thì bạn không thể ra khỏi luân hồi, tu hay cách mấy thì cũng ở trong lục đạo được phước báo của Nhân Thiên thôi.

Dục vọng của bạn không đoạn được, không có phần ở Sắc Giới Thiên, càng không có phần ở Vô Sắc Giới Thiên, không gian hoạt động của bạn là ở Dục Giới Thiên. Tiêu chuẩn của Dục Giới Thiên là thượng phẩm Thập Thiện.

Bản thân chúng ta suy nghĩ thử xem, Thập thiện nghiệp đạo, chúng ta có thể đạt được bao nhiêu điểm?

Thượng phẩm Thập Thiện phải được chín mươi điểm trở lên, bạn mới có thể sanh về Dục Giới Thiên. Nếu như không được chín mươi điểm, thì đời sau bạn hưởng được phước báo của cõi người, đây là chân tướng sự thật, chẳng thể không biết.

Bản thân chúng ta suy nghĩ kỹ xem, siêu việt luân hồi lục đạo quá khó khăn. Chúng ta hiểu được kiến tư phiền não, thật sự không dễ đoạn.

Dục quảng thán thuật, cùng kiếp mạt tận. Chúng ta muốn tán thán bộ Kinh Vô Lượng Thọ này rộng khắp, tán thán một kiếp bạn cũng không tán thán hết. Chẳng những là người thường, mà Chư Phật Bồ Tát có tán thán cũng tán thán bất tận.

Đức Thế Tôn nói rất hay, pháp môn này, chỉ có Phật và Phật mới biết được. Những lời này chúng ta hiểu được rồi, trong lòng chúng ta nên nghĩ rằng, pháp mà Chư Phật Bồ Tát thị hiện ở thế gian này, thân thể tướng hảo quang minh, ba mươi hai tướng tốt tám mươi vẻ đẹp, cơ thể khỏe mạnh, thân Kim Cang bất hoại.

Làm cách nào để chứng minh đây?

Một đời Đức Thế Tôn, cuộc sống của Ngài ba y một bình bát, ngày ăn một bữa, tối ngủ dưới gốc cây. Khi Ngài nhập Niết Bàn không phải ở trong phòng, mà ở trong rừng. Điều này nói lên rằng, họ không sợ bão táp mưa sa nắng cháy, bạn nghĩ xem sức khỏe có tốt không.

Nếu như chúng ta nghỉ ngơi ngoài Trời, ở một hai đêm, thì sức khỏe của bạn sẽ không ổn, chắc chắn phải vào nhà thương rồi, làm sao bạn có thể so sánh với các Ngài được. Đây là công phu tu tập, hiển thị ra cho bạn thấy.

Ngày nay chúng ta đi ra bên ngoài, tướng mạo không đẹp, sức khỏe không tốt, thì làm sao người ta coi trọng bạn được?

Người học Phật mà như vậy, thì không nên học Phật nữa. Cho nên lợi ích đầu tiên của việc học Phật, chính là thân tâm khỏe mạnh, pháp hỷ sung mãn, đi đến đâu cũng mỉm cười, giống như Bồ Tát Di Lặc vậy, đây mới là tướng học Phật chứ.

Người ta thấy nét mặt của bạn mỗi ngày là ưu tư, âu sầu, họ còn có thể học Phật được sao?

Học Phật có được lợi ích gì chứ?

Không thấy có lợi ích, mà chỉ thấy khuôn mặt khó coi của bạn, thì người ta sẽ sợ chạy mất. Cho nên nhiều năm rồi tôi thường khuyên bảo mọi người, học Phật cái đầu tiên, đạt được lợi ích đầu tiên, là tướng mạo trở nên đẹp, cơ thể tuy có bệnh, bệnh không cần chữa, mà tự nhiên hết bệnh.

Vì sao vậy?

Vì thay đổi từ trong ý niệm. Chỗ nào có đau, thì chắc chắn bản thân mình chỗ đó có trục trặc, sự trục trặc này quy về chỗ cuối cùng chính là ý niệm, tư tưởng ngôn hành của chúng ta làm trái ngược lại với tánh đức. Thay đổi lại tâm của mình, thì bệnh của thân thể tự nhiên sẽ được phục hồi, đạo lý này chẳng thể không hiểu, chẳng thể không biết.

Cho nên học Phật nếu không hiểu giáo lý, thì bạn sẽ rất khó khăn, bạn học cách nào đây?

Quan trọng nhất trong Phật Pháp, Đức Phật dạy chúng ta bốn giai đoạn, tín, giải, hành, chứng. Đương nhiên điều thứ nhất là bạn phải tin, bạn không tin thì bạn sẽ không chịu học.

Tin cũng không phải là chuyện dễ dàng, phải có nhân duyên, người bạn thật sự kính ngưỡng, đến khuyên bạn, thì bạn mới tin, người thường khuyên bạn, bạn không chấp nhận đâu. Sau khi tin rồi thì nhất định phải lý giải, thì mới có nền tảng, bạn phải thâm nhập Kinh Tạng.

Tôi học Phật, thầy giáo nói với tôi, Phương Đông Mỹ tiên sinh nói với tôi, triết học của Đạo Phật không ở trong Tự Viện, ở đâu vậy?

Ở trong Kinh Tạng, sự chỉ dẫn này vô cùng quan trọng, nếu như thầy ấy không nói rõ cho tôi trước, tôi vào trong Chùa thấy người xuất gia, không giống trong Kinh Đức Phật nói, thì tôi sẽ không tin, tôi sẽ hoài nghi.

Cho nên thầy giáo nói, không ở trong Tự Viện, thầy ấy nói với tôi, Tự Viện ngày xưa, người xuất gia thật sự có đạo đức, thật sự có học vấn, thầy của Vua, đó là sự thật.

Ngày nay họ không học nữa, họ không học cũng chẳng sao, còn ở trong Kinh Điển, cho nên chúng ta học Phật Học ở đâu đây?

Lúc này tìm đến Kinh Điển, cho nên từ khi thầy giáo giới thiệu với tôi đến nay là năm mươi chín năm, không có ngày nào rời xa Kinh Điển, càng đọc càng hoan hỷ, càng đọc càng khỏe mạnh.

Thật sự vấn đề gì, đều có thể tìm thấy lý luận trong Kinh Điển, tìm thấy phương pháp giải quyết, thật sự không thể nghĩ bàn.

Tôi quen biết Chương Gia Đại Sư, Chương Gia Đại Sư khuyên tôi xuất gia, kêu tôi học Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, sự hướng dẫn này cũng vô cùng quan trọng. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni một đời dạy học, không làm việc khác, dạy học mới thật sự là cứu khổ cứu nạn.

Vì sao vậy?

Vì phá mê khai ngộ, ly khổ đắc lạc.

Khổ từ đâu mà có?

Khổ từ mê mà có, vui từ đâu mà có?

Vui từ giác ngộ mà có. Cho nên phá mê là giúp cho người ta ly khổ, giác ngộ là giúp cho người ta đắc lạc. Một đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã làm công việc này, không làm việc thứ hai nào khác.

Cho nên thầy giáo bảo tôi đọc bộ sách đầu tiên, chính là Thích Ca Phổ, Thích Ca Phương Chí, trong Đại Tạng Kinh có hai quyển sách này, hai quyển sách này do người Đời Đường viết, chính là truyện ký của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Bạn học Phật, trước bạn phải biết Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, bạn hiểu rõ Ngài rồi, thì bạn mới không học sai, bạn không nhận biết Ngài, không hiểu rõ Ngài, thì bạn học gì chứ?

Câu nói này rất có lý, cho nên quý vị thấy tôi niệm niệm không quên thầy giáo, thầy giáo quá từ bi, chỉ dẫn con đường này, khiến cho chúng tôi đời này, được lợi ích không gì sánh bằng, chẳng thể không biết ơn thầy, niệm niệm không quên thầy.

***