Haèng thuaän chuùng sanh
Tuyø hyû coâng ñöùc

tinhdo.edu.vn

NGÀI LÀM SAO MÀ GIÁC NGỘ? TRÌ GIỚI, TU ĐỊNH, KHAI HUỆ. NGÀI ĐÃ ĐI TRÊN CON ĐƯỜNG NÀY

NGÀI LÀM SAO MÀ GIÁC NGỘ?

TRÌ GIỚI, TU ĐỊNH, KHAI HUỆ.

NGÀI ĐÃ ĐI TRÊN CON ĐƯỜNG NÀY

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Ấn Quang Đại Sư một đời toàn tâm toàn lực đề xướng, khuyên chúng ta phải chăm chỉ học tập. Có được cơ sở này để vào cửa Phật thì dễ dàng rồi.

Không có được cơ sở này thì Thập thiện nghiệp đạo rất khó, ngày ngày học cũng vô dụng. Phải thực sự y theo giáo huấn của Kinh Điển làm cho tâm thái chúng ta sửa đổi trở lại, vậy mới hữu hiệu.

Cho nên trí tuệ của Bồ Tát là từ giới định huệ mà có. Huệ này là từ định mà có, chính là trí tuệ trong tự tánh sẵn có, không phải là từ bên ngoài vào. Từ bên ngoài mà học được là tri thức không phải là trí tuệ. Quảng học đa văn là tri thức.

Từ trong giới định tu được là trí tuệ, không giống nhau. Trí tuệ là thứ trong tự tánh vốn có, không phải từ bên ngoài vào. Cho nên được trí tuệ họ mới có thể trong một niệm, một niệm này là Bồ Tát Di Lặc nói một khảy móng tay ba mươi hai ức trăm ngàn niệm, một niệm ở trong đó.

Năng hiện Như Lai chi thập lực vô úy. Thập lực vô úy là đức. Thành đẳng chánh giác là tướng, đức tướng. Chúng sanh trong khu vực này duyên thành thục rồi, cần dùng thân Phật để độ, Bồ Tát liền hiện Phật thân, ba mươi hai tướng tám mươi vẻ đẹp để giáo hóa.

Vô chướng vô ngại, không có chướng ngại. Thập lực vô úy sau này sẽ giảng đến. Hôm nay chúng ta giảng phẩm này viên mãn rồi. Ngày mai là quốc khánh, hi vọng chúng ta có thể giảng đoạn mở đầu phần chánh tông, cho nên thập lực vô úy thì chúng ta không giải thích nữa. Những đồng học cũ nhắc lại có lẽ đều rất quen thuộc rồi.

Trong Kinh Hoa Nghiêm thường nói, nay nói Tối thắng tự tại, như Kinh Pháp Hoa: Ta là Pháp Vương, tự tại với các pháp, viên mãn rốt ráo, mười tự tại trong Kinh Hoa Nghiêm, nên nói tối thắng.

Trong Kinh Pháp Hoa nói, đây là lời Phật Thích Ca Mâu Ni nói: Ta là Pháp Vương, tự tại với các pháp, tất cả pháp thế xuất thế gian đều thông đạt rõ ràng. Đây gọi là tự tại. Nếu như có một vấn đề hỏi đến quý vị mà quý vị không biết, vậy là quý vị không tự tại rồi. Quý vị bị người ta hỏi cho bí rồi.

Phật Thích Ca Mâu Ni giảng Kinh thuyết pháp bốn mươi chín năm, đích thực không có một lần nào bị người ta hỏi cho bí. Vấn đề hi hữu cổ quái gì được nêu ra Ngài đều giải đáp được. Hơn nữa giải đáp rất tường tận. Điều này làm cho người ta không thể không phục Ngài.

Đây gọi là gì?

Trí tuệ chân thật nhất thiết trí. Vì vậy có thể viên mãn rốt ráo mười loại tự tại như trong Kinh Hoa Nghiêm nói, đó gọi là tối thắng, nên tối thắng tự tại, chỉ có Pháp Thân Bồ Tát minh tâm kiến tánh mới có được.

Người chưa kiến tánh cũng rất có thể tự tại, nhưng không thể thêm chữ tối thắng, đích thực có lẽ có một số vấn đề họ không thể giải đáp.

Người kiến tánh thì vấn đề đều được giải quyết hết. Những lời này chúng ta nhất định phải biết. Sau khi học rồi, phải nên quay về tự tánh. Chúng sanh và Phật không hai, chúng sanh và Phật là nhất thể. Phật có, chúng ta đều có, không ngoại lệ.

Ngày nay chúng ta mê thất rồi, làm thế nào để khôi phục?

Đó chính là phải học tập theo Phật. Ngài là người đã trải qua, trước đây Ngài cũng như chúng ta, cũng là mê hoặc điên đảo.

Ngài làm sao mà giác ngộ?

Trì giới, tu định, khai huệ. Ngài đã đi trên con đường này. Ngày nay chúng ta nếu muốn thành tựu, vẫn phải đi trên con đường cũ này, không thể làm mới, quý vị không đi con đường cũ, quý vị muốn đi một con đường mới, có thể càng đi càng xa, quý vị đã lạc đường rồi, phải đi con đường cũ. Chính xác,  an toàn, vững vàng an ổn.

***