Haèng thuaän chuùng sanh
Tuyø hyû coâng ñöùc

tinhdo.edu.vn

PHÁ CHẤP NGÃ CHÍNH LÀ THOÁT KHỎI LỤC ĐẠO LUÂN HỒI, THOÁT KHỎI TAM GIỚI

PHÁ CHẤP NGÃ CHÍNH LÀ

THOÁT KHỎI LỤC ĐẠO LUÂN HỒI,

THOÁT KHỎI TAM GIỚI

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Xã hội có quan niệm sai lầm phổ biến, họ nói: Người không vì mình thì trời tru đất diệt.

Họ nói, có người nào không vì mình đâu?

Vì mình có gì là lỗi lầm chứ?

Có gì sai lầm?

Phật thì không nói như vậy, Phật nhất định không cho phép đệ tử vì bản thân.

Tại sao vậy?

Chỉ cần có ý nghĩ vì bản thân, thì liền tăng trưởng chấp ngã, đạo lý là ở chỗ này. Quả báo của tăng trưởng chấp ngã chính là lục đạo luân hồi.

Lục đạo luân hồi làm sao mà có vậy?

Thực ra mà nói, lục đạo luân hồi vốn dĩ không có. Lục đạo luân hồi là do chấp ngã biến hiện ra. Cho nên, niệm niệm còn vì ngã thì bạn niệm niệm đang tăng trưởng chấp ngã, bạn vĩnh viễn không thể thoát khỏi lục đạo luân hồi.

Phật dạy chúng ta phải phá chấp ngã, vậy chúng ta mới hiểu ra, phá chấp ngã chính là thoát khỏi lục đạo luân hồi, thoát khỏi Tam Giới. Phá chấp pháp thì bạn liền thoát khỏi thập pháp giới. Như vậy chúng ta có thể thấy, chấp trước là sự việc rất nghiêm trọng, tuyệt đối không được chấp trước.

Chấp trước là thiệt thòi chính mình, không liên quan với người khác, do đó nhất định phải phá chấp trước. Đây đều là vấn đề thuộc về phương diện tư tưởng. Cổ Nhân Trung Quốc tạo chữ rất có ý nghĩa, thật sự khiến bạn nhìn thấy cái ý hiệu này, bạn liền khai trí tuệ.

Tư là ở trong tâm có phân biệt, bạn thấy hình dạng của ký hiệu này, phía trên chữ tâm có vẽ rất nhiều ô, như một đám ruộng, ruộng tức là ô, đó chính là phân biệt ở trong tâm vốn dĩ không có cái thứ này. Tưởng là bạn đã dính tướng, trong tâm đã dính tướng rồi.

Tưởng là chấp trước, tư là phân biệt. Hai chữ tư tưởng này không phải là chữ hay, trong Phật Pháp gọi là phân biệt, chấp trước. Phân biệt, chấp trước không còn nữa thì còn lại là chân tâm, vậy mới tốt, vấn đề được giải quyết rồi.

Cho nên, chúng ta làm sao đem chấp trước cái tướng này bỏ đi, đem phân biệt cái tư này bỏ đi, ở trong tất cả cảnh giới người, sự, vật, chúng ta không có phân biệt, không có chấp trước thì cảnh giới tướng này là bình đẳng.

Chúng ta nói cảnh giới này là thiện, cảnh giới kia là ác, cảnh giới này tốt, cảnh giới kia xấu, toàn là ở trong phân biệt, chấp trước biến hiện ra.

Lìa khỏi phân biệt, chấp trước thì tất cả pháp là bình đẳng. Bình đẳng chân pháp giới gọi là nhất chân pháp giới. Từ đó có thể biết, thập pháp giới là từ trong tư tưởng biến hiện ra.

Phật ở trong Đại Kinh thường nói: Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh.

Tam đồ, lục đạo là được sinh ra từ trong tâm tưởng, bạn trách ai được?

Tự làm tự chịu.

***