Haèng thuaän chuùng sanh
Tuyø hyû coâng ñöùc

tinhdo.edu.vn

PHẬT THUYẾT KINH ĐẠI PHẬT ĐẢNH THỦ LĂNG NGHIÊM, PHẨM QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT NHĨ CĂN VIÊN THÔNG CHƯƠNG - TẬP NĂM

PHẬT THUYẾT KINH ĐẠI PHẬT

ĐẢNH THỦ LĂNG NGHIÊM 

PHẨM QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT

NHĨ CĂN VIÊN THÔNG CHƯƠNG

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

TẬP NĂM
 

Xin mở Kinh ra, trang 146, hàng thứ hai. Sở nhập ký tịch, động tĩnh nhị tướng, liễu nhiên bất sanh, bắt đầu xem từ đây.

Câu thứ nhất ở trước nói. Sơ ư văn trung, nhập lưu vọng sở, chư vị nhất định phải hiểu rõ ràng chữ nhập và chữ sở này. Trong chương Kinh Văn này, câu này quan trọng nhất, ở trước đã phân biệt giải thích rõ ràng với quý vị, nhưng ý này rất sâu sắc, nhìn từ bên ngoài, lục trần, đây là cảnh giới bên ngoài, nó có tác dụng mê hoặc.

Đã có mê hoặc nhất định có. Nếu tâm này bị ngoại cảnh mê hoặc, tâm chúng ta bôn ba bên ngoài, chạy ra bên ngoài. Giả như nhập vào pháp tánh, nhập nghĩa là quay đầu, trong nhà Phật thường nói. Quay đầu là bờ, đây là quay đầu.

Phản văn, là quay đầu, trong pháp thế gian là học vấn. Quý vị xem Mạnh Tử nói. Đạo của học vấn không gì khác, chỉ cầu mình yên tâm mà thôi. Cầu mình yên tâm chính là nhập, nếu không cầu mình yên tâm, yên tâm này để ở bên ngoài, để trong lục trần, chuyển theo cảnh giới lục trần, tâm này là loạn tâm. Không bị cảnh giới chuyển, tâm này chính là nhất tâm, nhất tâm nghĩa là pháp tánh.

Trong Hoa Nghiêm Sớ Sao Đại Sư Thanh Lương nói, nhất chân pháp giới tức là nhất tâm, cho thấy pháp tánh chính là nhất tâm bất loạn.

Vì sao người chứng nhập pháp tánh, tức là người chứng được nhất tâm bất loạn, tâm họ không bị cảnh giới bên ngoài làm lay động, nguyên nhân là gì?

Đương nhiên chúng ta cũng rất hy vọng cầu được, nhưng không thể cầu được.

Nguyên nhân không cầu được này là do đâu?

Nguyên nhân là do chúng ta không thấu triệt tướng chân thật của cảnh giới bên ngoài, mà xem cảnh giới bên ngoài là thật, đây là nguyên nhân không thể chứng được. Nếu tâm định trong cảnh giới, đó là định miễn cưỡng, là dùng lý trí khống chế tình cảm không để nó động. Đây không phải là cách, chỉ là lấy đá đằn cỏ.

Không những không thể giải quyết vấn đề, sự khống chế này sau khi đến một thời gian nhất định, nó sẽ bộc phát, không khống chế được. Điều này nói rõ, không thấu triệt chân tướng sự thật, mới sinh ra những tình trạng này.

Trong tất cả kinh luận đại thừa, Đức Phật nói rõ ràng cho chúng ta mọi chân tướng sự thật. Nói rõ, Ngài đã nói rõ, chúng ta phải ngộ nhập vào cảnh giới này mới có lợi ích.

Phật nói với chúng ta vạn pháp giai không, chúng ta đã không được điều gì?

Không có vấn đề gì không cả. Đức Phật lại nói. Tất cả pháp hữu vi, như mộng huyễn bào ảnh. Chúng ta xem tất cả pháp hữu vi đều là chân thật.

Mấy ai xem tất cả pháp hữu vi là mộng huyễn bào ảnh?

Đây chính là không biết tướng chân thật của tất cả pháp, tự nhiên mê đắm trong cảnh giới.

Tu học phải có thiện xảo, như trước đây Đại Sư Quán Đảnh nói, người tu hành không có ý niệm khác, giữ một pháp duy nhất, sau đó thấy thật. Pháp này xem ra rất vụng về, không bắt mắt, thật ra có đạo lý.

Thật sự áp dụng nó sẽ rất đắc lực, vì sao vậy?

Vì đó là phương pháp huấn luyện nhất tâm.

Ngày nay chúng ta học Phật, sử dụng vô số phương pháp đều không phải tu nhất tâm. Không tu nhất tâm, hay nói cách khác là tăng trưởng phân biệt chấp trước. Tăng trưởng phân biệt chấp trước là phàm phu, không phải Phật Bồ Tát. Ngày nay chúng ta ở đây nghe kinh, tăng trưởng phân biệt chấp trước, đọc tụng kinh luận đại thừa cũng tăng trưởng phân biệt chấp trước.

Ngày ngày tăng trưởng phân biệt chấp trước sao được. Vấn đề này rất lớn. Hay nói cách khác, chúng ta không biết chỗ tuyệt diệu của việc giữ một pháp. Xem bên ngoài, hiện nay Phật giáo rất hưng thịnh, khắp nơi đều có người giảng Kinh thuyết pháp, có người dẫn chúng tu hành.

Hình như rất thịnh, thật ra rất suy, nguyên nhân ở đâu?

Đều do không đắc pháp, đều không thể giữ một pháp.

Chẳng hạn như đầu năm dân quốc, ở Đại Lục có một Đạo tràng đề xướng giữ một pháp, đó chính là Linh Nghiêm Sơn ở Tô Châu. Ở đó giữ một phương pháp niệm Phật, cho nên Đạo tràng Linh Nghiêm Sơn Phật thất quanh năm, một năm 365 ngày, ngày nào cũng là Phật thất, đây gọi là Đạo tràng Phật thất quanh năm. Trong Đạo tràng chỉ có niệm Phật, không có kinh sám Phật sự, cũng không có giảng Kinh, chỉ giữ một pháp, quả thật không ít người thành tựu.

Quý vị muốn hỏi, vì sao giữ một pháp có thể thành tựu?

Chúng ta phải tìm ra nguyên nhân của căn bệnh. Trong Kinh Lăng Nghiêm nói về lục kết, chúng ta xem hai loại đầu tiên là động và tĩnh. Động tĩnh đều là trần, những gì nhĩ căn nghe, khi có âm thanh là động, không có âm thanh là tĩnh.

Những gì đối với nhãn căn là sáng tối, thấy sáng là thấy, thấy tối vẫn là thấy. Nhĩ căn đối với âm thanh này có động có tĩnh, hai loại động tĩnh phân thành hai loại lớn. Tính chất của nó, đối với hàng phàm phu mà nói, gọi là niêm trạm phát tánh.

Trạm là gì?

Là tánh nghe trạm tịch, phải chăng nó đã dính mắc?

Không phải.

Tương lai chư vị giảng Kinh, nếu đọc đến chữ này đừng ngộ nhận. Có ý này, nhưng không có sự thật này, hầu như là như thế. Đây chính là nói, nhĩ thức khởi lên như vậy. Có thể thấy, nhĩ thức nương vào tánh nghe, trong tánh nghe nhiễm hai trần động tĩnh, biến thành nhĩ thức. Hôm nay chúng ta dùng nhĩ là dùng nhĩ thức, không biết dùng tánh nghe.

Phương pháp của Quán Thế Âm là khôi phục nhĩ thức đến tánh nghe, phương pháp này là như vậy, đây gọi là nhập lưu quên sở. Ở trước đã nói với quý vị, vấn đề này phải dùng trí tuệ bát nhã để quán chiếu. Trước tiên quán chiếu tướng thô này, ví dụ chúng ta nghe được âm thanh, tuyệt đối đừng chấp trước âm thanh này, phân biệt âm thanh này, âm thanh này hay hoặc là không hay.

Nghe hay lại khởi tâm tham, nghe nhiều. Nghe không hay lại ghét bỏ, hy vọng lìa xa. Trong này lại sanh khởi sự lấy bỏ hư vọng, vậy là sai. Khi âm thanh khởi lên, chính là nhắc nhở giác tâm của mình. Đề cao tâm giác, tức là đang hạ công phu ở đây.

Thật sự biết dùng công phu này không gián đoạn, đây chính là Bồ Tát Văn Thù, vì sao chọn Quán Thế Âm Bồ Tát nhĩ căn viên thông?

Tức là nhĩ căn không gián đoạn. Chúng ta ngủ, ngủ tai vẫn nghe.

Nhãn căn gián đoạn, mở mắt thì thấy, nhắm mắt không thấy, sáng tối đều không thấy được. Nhĩ căn khi tỉnh nó đang nghe, khi ngủ nó vẫn nghe. Khi ta ngủ say, kêu vài tiếng là nghe, liền tỉnh dậy. Nếu nhãn căn khởi tác dụng, tôi viết tên quý vị, đưa quý vị xem.

Khi ngủ say đưa quý vị xem, quý vị có tỉnh dậy chăng?

Không tỉnh. Kêu vài tiếng quý vị tỉnh dậy, có thể thấy khi ngủ nhĩ căn vẫn khởi tác dụng, khi ngủ nhãn căn không khởi tác dụng.

Chúng ta dùng nhĩ căn tu hành, suốt hai mươi bốn tiếng đồng hồ không gián đoạn, dùng nhãn căn tu hành sẽ bị gián đoạn, công đức lợi ích là ở đây. Không gián đoạn là biết dụng công, công phu không gián đoạn nếu quan sát, sự quan sát này không phải tư duy. Trong này phải đặc biệt chú ý điểm này, tuyệt đối đừng xem vọng tưởng là quán tưởng. Quán tưởng là quán chiếu, không phải ở đó suy nghĩ lung tung.

Vì sao vậy?

Vì lìa tâm ý thức mới là quán tưởng, hoặc gọi là quán chiếu, dùng tâm ý thức đều gọi là vọng tưởng. Nhất định phải phân biệt rõ ràng minh bạch điều này. Khi nhĩ căn tiếp xúc với thanh trần, ta sẽ quán, như vừa mới nói, tuyệt đối không rơi vào tư duy.

Hiện tượng này phát sanh như thế nào?

Đương nhiên đây là từ âm thanh mà ra, tự động mà ra, nhưng cũng có từ tĩnh mà ra. Nó là từ động hay là từ tĩnh, nghĩa là nói có thanh hay là vô thanh. Lúc này bất luận có thanh hay vô thanh, cần phải thông đạt không lấy không bỏ, như vậy công phu mới dùng được. Khi có tâm lấy bỏ, không phu này không dùng được. Quý vị phải biết nguyên lý nhất căn là như vậy, nguyên lý căn căn cũng đều như vậy.

Trong mọi cảnh giới không lấy không bỏ, vì sao vậy?

Vì cảnh giới không phải chân thật, lấy hay bỏ đều sai lầm. Bởi vậy, không lấy không bỏ mới chính xác, phải biết điều này.

Tướng chân thật của cảnh giới, nhất định có thể đạt được bên ngoài không bị thanh trần xoay chuyển, bên trong không khởi phân biệt chấp trước, đây là không chấp trước trong ngoài hai bên. Lúc này tâm thanh tịnh hiện tiền, tâm thanh tịnh sanh trí tuệ.

Gọi là nhập lưu nghĩa là lìa tâm ý thức, dùng căn tánh của sáu căn là nhập vào dòng của bậc thánh. Vong sở, sở là tất cả trần cảnh, cảnh giới của lục trần. Trong cảnh giới lục trần không lấy không bỏ, ở trong cảnh giới không khởi tâm không động niệm, đây gọi là vong sở. Đây là nguyên lý nguyên tắc căn bản công phu tu học của Bồ Tát Quán Thế Âm, ngày nay những gì chúng ta thấy, đây là cảnh giới.

Sở nhập ký tịch, sở nhập ở trước nói là nhập lưu vong sở. Sở ở đây tức là vong sở, nhập chính là nhập lưu. Nhập lưu vong sở, đạt được công phu này, tâm tịch tịnh, hai tướng động tĩnh thấu triệt bất sanh. quý vị thấy phương pháp này nói rất đơn giản, thực tế mà nói nó cực kỳ cao minh. Điều này quả thật như chúng ta thường gọi là phương pháp giải quyết dứt khoát, minh tâm kiến tánh một cách dứt khoát.

Hai trần động tĩnh ở trước chúng ta có đọc, chúng ta từng đọc qua, ngũ ấm, lục nhập, thập nhị xứ, thập bát giới. Những thứ này chúng ta phải nhớ. Giai Như Lai tạng, diệu chân như tánh, ở trước đã học. Hay nói cách khác, hai trần động tĩnh đương nhiên cũng là bổn Như Lai tạng, diệu chân như tánh, cho nên mới nói sở nhập ký tịch.

Hai tướng động tĩnh, rõ ràng bất sanh, như vậy nghĩa là sao?

Phải chăng là cảnh giới mà Bồ Tát Quán Thế Âm chứng được, hai tướng động tĩnh bên ngoài không còn?

Hai tướng động tĩnh có, nhưng trong tâm Ngài không có. Chư vị phải biết tất cả có, hoặc là tất cả không đều từ phân biệt chấp trước sanh khởi. Nếu lìa phân biệt chấp trước, quả thật không có một pháp đạt được. Như Lục Tổ nói.

Bổn lai vô nhất vật, làm gì đạt được một pháp nào?

Công phu này thật sự đạt được nhất tâm. Ở trước từng nói với chư vị, đây là cảnh giới lý nhất tâm bất loạn, sự nhất tâm không đến được cảnh giới này, cảnh giới lý nhất tâm bất loạn.

Tịch chiếu không hai, tịch chiếu nhất như, đây là bình đẳng.

Hai tướng động tĩnh không thể nhiễu loạn họ, vì sao vậy?

Vì tâm họ không duyên cảnh trần bên ngoài. Trần cảnh không phải thật, nếu không có vọng tâm duyên nó, trần cảnh không sanh. Đây mới thật sự là nhập lưu vong sở, đây gọi là căn bản tịnh, chính là tịch tịnh, vốn là tịch tịnh. Thấy được căn bản, nhập vào trần, lúc này cũng mất vọng. Có thể thấy trần vốn cũng là tịch tịnh.

Quý vị thử nghĩ xem, hương vị này trong Kinh Điển đại thừa Đức Phật nói, từ cảnh giới vô sanh pháp nhẫn, tiếp tục nâng cao lên tịch diệt nhẫn, trong này có một chút ý vị của thanh tịnh tịch diệt. Đây là cảnh giới cao nhất, cũng là cảnh giới thù thắng nhất, chân thật nhất.

Ý này nghĩa là nói, căn trần đều đã tịch tĩnh, vọng thức không sanh. Chẳng những tướng động mà vô thanh rõ ràng không sanh, chính là tâm phân biệt, cũng là tướng tịnh mà vô thanh, cũng liễu nhiên bất sanh.

Cho nên mới nói, hai tướng động tĩnh, liễu nhiên bất sanh, đây là công phu tiếp tục nâng cao. Từ nhập lưu vong sở, lại nâng cao thêm một bậc, chính là hai tướng động tĩnh, liễu nhiên bất sanh.

Cảnh giới này trong Kinh Lăng Nghiêm đến sau cùng nói đến ngũ ấm, đây là cảnh giới phá sắc ấm. Chư vị phải nhớ, sắc ấm là tượng trưng sáu trần. Vì Phật Pháp, sắc pháp và tâm pháp có thể quy nạp thành hai loại lớn, triển khai ra là ngũ ấm sắc thọ tưởng hành thức.

Ngày nay chúng ta nói ngũ ấm, đã phá sắc ấm. Trong sắc ấm này, phải lấy ngũ ấm hoặc bách pháp mà nói, trong sắc ấm bao gồm mười một loại. Ngũ căn lục trần đều là sắc pháp, cửa ai này đã đột phá. Đột phá cửa ải này như trong Kinh Di Đà nói, đã siêu việt kiếp trược. Trong ngũ trược đã siêu việt kiếp trược, công phu đã đến cảnh giới này.

Chúng ta tu định, quý vị phải biết, trong Phật Pháp gọi là tám vạn bốn ngàn pháp môn. Dù phương pháp khác nhau, mục đích chắc chắn tương đồng, nghĩa là tất cả đều tu thiền định, đều là tu định. Mà mục đích tu định là phá ngũ ấm, ra khỏi ngũ trước ác thế.

Xem tiếp bên dưới. Như thị tiệm tăng, tiếp tục nâng cao cảnh giới này, công phu ngày càng thâm sâu, đến văn sở văn tận. Câu đầu tiên hai chữ như thị, chính là chỉ ở trước nói đến sở nhập ký tịch, hai tướng động tĩnh, liễu nhiên bất sanh, tức là đã đến cảnh giới này. Trong Phật Pháp thông thường mà nói, công phu tiệm tiến này có quán hành, có tương tự, có phần chứng, có cứu cánh. Như Đại Sư Thiên Thai nói, đây đều là tầng lớp lớn.

Bây giờ chúng ta tạm thời nói từ quán hành, quán hành là phải dùng trí tuệ. Bởi thế nếu không có trí tuệ, chúng ta không thể đi sâu vào được, mà trí tuệ sản sanh nhất định phải tâm thanh tịnh. Chư vị tuyệt đối đừng ngộ nhận, chỉ cần học nhiều, nghe nhiều, học tập nhiều Kinh Điển là trí tuệ khai phát, vậy là sai. Dùng biện pháp này, những gì đạt được là thế trí biện thông, còn đối với vấn đề khai trí tuệ đã trở thành chướng ngại, ta gặp phải một trong tám nạn.

Gặp nạn gì?

Trí tuệ không khai.

Chư vị muốn khai trí tuệ, lại tự tìm phiền phức, tự gây chướng ngại, vậy thì không còn cách nào khác. Con đường quý vị đi hoàn toàn trái ngược mục tiêu và phương hướng. Bởi vậy người học Phật phải đặc biệt lưu ý, tâm địa phải thanh tịnh.

Trong bất kỳ cảnh giới nào, nghịch cảnh, thuận cảnh, nhiễm cảnh hay là cảnh giới thanh tịnh, hoàn toàn không nhiễm trước, như vậy tâm mới thanh tịnh. Như ở trước nói, nhập lưu vong sở, đây là bước thứ nhất. Nhập lưu nhất định vong sở, vong sở mới có thể nhập lưu. Nói như hiện nay, vong sở nghĩa là buông bỏ vạn duyên.

Nếu không buông bỏ ngũ dục lục trần, làm sao có thể vào được?

Không quên năng sở, sao có thể đạt đến tịch tĩnh?

Cho nên quán trí, quý vị nói chúng ta có chăng?

Điều này phải tự hỏi mình, chúng ta có nhiễm ngũ dục lục trần không?

Ngũ dục lục trần chính là khi tướng căn trần tiếp xúc, có động tâm không?

Động tâm tức là nhiễm, nhiễm nghĩa là không có khả năng quán trí, không có quán trí.

Chúng ta đang tu hành, như Đại Sư Thiên Thai nói lục tức Phật. Sáu địa vị này, về lý không cần nói. Lý thể đó, là tất cả chúng sanh, mỗi người đều có phần, đó là lý.

Sự thì sao?

Về sự rốt cuộc vẫn rơi vào đâu?

Danh tự tức Phật, hữu danh vô thực. Danh tự tu hành, có tiếng tu hành, không thật tu hành.

Bao nhiêu người suốt cuộc đời đều vướng vào giả danh, đều vướng vào danh tự, trong phạm vi của danh tự đều là phàm phu, bao gồm thế trí biện thông. Bất luận họ nổi tiếng đến đâu, bất luận họ giảng dạy kinh hay đến đâu, định công thâm sâu đến mức nào.

Chỉ cần cảnh giới hiện tiền, họ vẫn khởi tâm động niệm, đó tức là trong danh tự, họ chưa ra khỏi lục đạo, thậm chí nói họ chưa thoát khỏi ba đường ác. Nếu vậy quả thật rất phiền phức. Thật sự có công phu, phải nói từ quán hành.

Quý vị xem, đương thời khi Đại Sư Trí Giả còn tại thế, khi viên tịch Ngài cầu vãng sanh Thế Giới Cực Lạc. Trong Tịnh Độ Thánh Hiền Lục đều có truyện ký của Ngài, đây là vị Tổ Sư đầu tiên khai sáng tông Thiên thai.

Khi viên tịch, hàng đệ tử hỏi Ngài, Ngài vãng sanh vào địa vị nào?

Mọi người đều rất hy vọng muốn biết. Ngài rất khiêm tốn, Ngài là người sáng lập một tông phái, nhất đại Tổ Sư, quả vị đương nhiên rất cao. Nhưng bản thân Ngài rất khiêm tốn, đồng thời cũng cho chúng ta một sự gợi mở rất lớn.

Ngài nói nếu Ngài không lãnh chúng, tức không quan tâm đến mọi sự việc, bản thân tự tu có thể chứng được nhất tâm. Nhất tâm thuộc về tương tự, phân chứng. Sự nhất tâm là tượng tự vị, lý nhất tâm là phân chứng vị.

Ngài nói, tôi có thể đạt đến nhất tâm. Nhưng vì làm trú trì trong chùa, phải lãnh chúng, quan tâm nhiều việc, bị phân tâm không thể chuyên tu. Cho nên địa vị tôi chứng được, chỉ là ngũ phẩm quán hành, quán hành vị.

Chư vị phải biết, quán hành vị, trong Tịnh độ tối thiểu là công phu thành phiến. Từ công phu thành phiến đến sự nhất tâm bất loạn trở xuống, đây là quán hành vị. Sự nhất tâm đến lý nhất tâm trở xuống, đây là tương tự vị. Lý nhất tâm trở lên là phần chứng vị, đây là trong lục tức Phật.

Tôi nói như thế mọi người có thể thấu triệt, nói cho chư vị biết, trong quán hành vị này là dự tri thời chí, đới nghiệp vãng sanh. Nếu bản thân còn tu phước, biết tu phước, phước báo này có thể khiến ta biết trước giờ chết, khi lâm mạng chung không có bệnh, như nhập thiền định. Đây là nói rõ với mọi người, phải tu hành như thế nào. Nếu không chân tu, đến khi lâm mạng chung có hối hận cũng quá trễ, không kịp nữa.

Nếu muốn chân tu, hãy ghi nhớ ở trước tôi có đưa ra lời Đại Sư Quán Đảnh, nhất môn, suốt đời chỉ giữ một môn, giữ một phương pháp. Giữ một môn, trong hành môn nếu một môn không thành tựu, tốt nhất đừng tham dự vào các pháp môn khác.

Chẳng hạn như hiện nay chúng ta tu niệm Phật, ta niệm Phật chưa đạt được công phu thành phiến, đừng ba tâm hai ý đi học Thiền hay học Mật. Một pháp môn còn chưa thành tựu, ta phải thành tựu trong một pháp môn.

Như Đại Sư Trí giả đến quán hành vị, đây là có thành tựu, đến quán hành vị chính là công phu thành phiến. Lại nói rõ với quý vị, công phu thành phiến có thể tự tại vãng sanh, muốn khi nào đi thì khi đó đi, nhất tâm bất loạn càng không cần nói. Có thể đạt được công phu thành phiến, tức tự tại vãng sanh. Trình độ của công phu thành phiến, đương nhiên cũng có sâu cạn khác nhau, công phu thâm sâu có thể tự tại vãng sanh.

Nghiên cứu giáo lý cũng như vậy, hàng sơ học, giải môn quan trọng hơn hành môn. quý vị xem Kinh Kim Cang Giảng Nghĩa của Cư Sĩ Giang Vị Nông, ông ta nói rất rõ ràng, hàng sơ học hiểu quan trọng hơn hành.

Cũng chính là nói rõ, khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, suốt bốn mươi chín năm Ngài đều áp dụng giải. Điều này chứng minh, giải quan trọng hơn hành. Chúng ta tìm trong Đại Tạng Kinh, tìm hết Đại Tạng Kinh đều không thấy có khi nào Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dẫn dắt đại chúng tu Phật thất. Quý vị tìm xem có thấy không.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, dặn dò hàng đệ tử cùng nhau tập hợp để tu Phật thất, có chăng?

Không có, chúng ta cùng tổ chức pháp hội phổ Phật, có chăng?

Cũng không có, không có gì cả. Trong Đại Tạng Kinh chúng ta chỉ phát hiện, Phật ngày ngày giảng Kinh thuyết pháp, đem những lý luận phương pháp này nói với mọi người.

Tu hành là việc của mỗi người, cho nên ngày xưa đối với việc tu hành đều là tự ai nấy tu, không phải mọi người tập trung lại một nơi. Tập thể cùng nhau tu hành là cổ nhân chúng ta đề xướng, người đề xướng không nói quý vị cũng biết, là Thiền Sư Bách Trượng, Hòa Thượng Mã Tổ Đạo Nhất.

Mã Tổ kiến tùng lâm, Bách Trượng lập thanh quy, hai vị này đề xướng kiến lập tùng lâm, tất cả mọi người chúng ta đều ở một nơi cùng nhau tu tập. Bởi thế chế độ cộng tu là cổ nhân đề xướng.

Khi Lục Tổ Huệ Năng tại thế, đều không có cộng tu, đại khái khoảng đồ tôn đời thứ tám của Lục Tổ. Trong Pháp Bảo Đàn chúng ta thấy, sư phụ của Mã Tổ là Hoài Nhượng, sư phụ của Hoài Nhượng chính là Lục Tổ.

Hôm qua tôi có nói, quảng học đa văn cần có điều kiện, đó là gì?

Sau khi căn bản trí hiện tiền mới có tư cách quảng học đa văn. Cho nên trong giải môn cũng phải chuyên nhất, chỉ theo một vị thầy, học theo một vị thầy. Chẳng hạn nói học một bộ kinh, học tới học lui bộ Kinh này, học không biết bao nhiêu năm đều không khai ngộ, chán nản vì cảm thấy khô khan vô vị.

Như vậy nghĩa là sao?

Đây là không có kiên nhẫn.

Cho nên tôi mới bất đắc dĩ khuyên mọi người như thế nào?

Khuyên tìm một vị thầy.

Người bây giờ không biết ai là người có thành tựu?

Tìm cổ nhân, làm đệ tử tư thục của các bậc cổ đức vẫn thành tựu như thường. Như Đại Sư Ngẫu Ích học Đại Sư Liên Trì, khi Đại Sư Ngẫu Ích học Phật, Đại Sư Liên Trì đã viên tịch, Ngài rất sùng bái Đại Sư Liên Trì.

Tuy Đại Sư Liên Trì không còn tại thế nhưng trước tác của Ngài vẫn lưu lại thế gian, cho đến nay vẫn còn lưu truyền, trong Tạng Kinh có Toàn Tập của Đại Sư Liên Trì, hiện nay có in thành tập riêng Liên Trì Đại Sư Toàn Tập, trong thư viện chúng ta cũng có.

Đại Sư Ngẫu Ích lấy Toàn Tập của Đại Sư Liên Trì làm phạm vị nghiên cứu của mình, chuyên nghiên cứu về toàn tập của Đại Sư Liên Trì. Mãi đến khi Ngài khai ngộ, chưa khai ngộ tuyệt đối không xem sách của người khác, chỉ giữ phạm vi này, Ngài giữ một pháp. Giữ ngôn ngữ của một người, Ngài đã thành công.

Vì sao chúng ta không thể học tập?

Thậm chí trong một vài Phật Học Viện, tôi đều khuyên họ, quý vị thành lập Phật học viện, trong các môn học chỉ giữ ngôn luận của một nhà, bậc cổ đức mà mọi người đều kính ngưỡng. Của Đại Sư Liên Trì, của Đại Sư Ngẫu Ích, nhưng chỉ được học theo một người.

Học của Đại Sư Liên Trì thì dùng Liên Trì Đại Sư Toàn Tập, học của Đại Sư Ngẫu Ích thì dùng Ngẫu Ích Đại Sư Toàn Tập. Đừng đồng thời học hai loại, học hai loại một lúc không được, như vậy là đi theo hai con đường.

Nếu cận đại như Viên Anh Pháp Sư Toàn Tập, nội dung khá phong phú, đủ để làm tài liệu cho Phật học viện ba bốn năm. Giữ ngôn luận của một nhà, hạ công phu khoảng năm năm đến 10 năm như vậy, ta mới có căn bản.

Căn bản gì?

Căn bản quán cơ. Mới có thể từ trong danh tự vị, nâng cao đến quán hành vị, đây là một biện pháp. Nếu không, suốt đời ta đều ở trong danh tự vị, từ sáng đến tối không nhớ đến quán chiếu. Còn như luôn quán chiếu, tâm thường thanh tịnh.

Nếu trong tâm thường sanh phiền não, nghĩa là không có công phu quán chiếu. Nhược bằng có công phu quán chiếu, tuyệt đối không sanh phiền não, tâm thanh tịnh. Khi đến được tương tự vị, không những tâm thanh tịnh, còn thường sanh trí tuệ. Ở đây tuy không sanh trí tuệ, nhưng cũng không sanh phiền não. Tâm thanh tịnh có năng lực này, bất luận trong hoàn cảnh nào tâm đều thanh tịnh. Đây gọi là đoạn phiền não, đoạn phiền não tức liễu sanh tử.

Chư vị biết, sức mạnh thúc đẩy luân hồi lục đạo chính là phiền não, đoạn tận phiền não chướng là vượt thoát luân hồi lục đạo. Bởi vậy ở trước nói vượt sắc ấm, vượt kiếp trược. Lúc này, sức mạnh của định dần dần thâm sâu, đương nhiên trí tuệ cũng dần tăng trưởng. Cho nên nói. Như thị tiệm tăng, tăng đến trình độ tương đương văn sở văn tận.

Nếu nói, không nhiễm trần bên ngoài, tuyệt đối không phân biệt không chấp trước, nhưng bên trong vẫn chưa hoàn toàn thanh tịnh, công phu này gọi là nội công. Câu ở trước, hai tướng động tịnh, liễu nhiên bất sanh, rất rõ ràng là nói về ngoại cảnh. Đoạn ngoại cảnh trước, đối với ngoại cảnh không khởi phân biệt không khởi chấp trước, không khởi tâm không động niệm, tức là liễu nhiên bất sanh.

Sau khi công phu này thuần thục, thâm sâu hơn thì sao?

Nội công, nội công này càng cầu được thanh tịnh. Văn sở văn tận, năng văn và sở văn đều đã tận, công phu này trong ngũ ấm lại tăng trưởng thêm một bậc. Phá thọ ấm, sắc thọ tưởng hành thức. Phá thọ ấm, phá kiến trược, phá kiến trược trong ngũ trược, vấn đề này có quan hệ liên đới. Phá kiến trược thọ ấm sẽ phá, thọ ấm phá kiến trược sẽ phá, đây là quan hệ liên đới.

Lúc này trong giáo môn gọi là phân biệt câu sanh ngã chấp, đến lúc này mới đoạn. Đây tức là chứng được nhân ngã không, tương đương với địa vị của tiểu thừa A La Hán. Đối với pháp môn niệm Phật mà nói, đây là bắt đầu được sự nhất tâm bất loạn, chính là cảnh giới này.

Xem tiếp hai câu bên dưới, hai câu này là một cảnh giới. Tận văn bất trụ, giác sở giác không. Ở đây cần chú ý chữ trụ, nếu ở trước, cảnh giới này phá được kiến trược và thọ ấm, phá được phân biệt và câu sanh ngã chấp. Nếu ta dừng lại ở vị trí này, đó tức là tiểu thừa.

Dừng lại đây, không tiếp tục cầu tiến bộ, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc, trong Kinh Di Đà gọi là Thanh Văn, Duyên Giác. Thanh Văn, Duyên Giác này khác với Thanh Văn, Duyên Giác mà thông thường chúng ta nói. Thanh Văn, Duyên Giác như thông thường chúng ta nói, họ không biết có Thế Giới tây phương Cực Lạc, họ cũng không cầu sanh.

Ở đây quả thật là Bồ Tát đại thừa, đã chứng được sự nhất tâm bất loạn, nhưng công phu của họ không tiếp tục nâng cao, cho nên ở Thế Giới Cực Lạc đồng nghĩa với Thanh Văn, Duyên Giác. Ý là như vậy, chứ không phải hàng tiểu thừa thật sự.

Trong hàng đại thừa, địa vị của họ tương đồng với A La Hán, Bích Chi Phật, là một cách nói như vậy. Nếu chúng ta niệm Phật, công phu tu hành đến cảnh giới này, nếu dừng lại ở đây, chính là cảnh giới này. Chư vị nhất định phải ghi nhớ một tiền đề lớn, nguyên tắc lớn, chúng ta luôn hy vọng ngày ngày nâng cao cảnh giới, không được trú.

Tận văn chính là năng văn và sở văn đều tận, như vậy vãng sanh tây phương Cực Lạc phẩm vị tăng cao. Đây là người thật sự có chí khí, người có chí khí, đây là nói về tiền đề lớn. Chúng ta thu nhỏ phạm vi lại để nói, công phu và cảnh giới tu học này, phải nâng cao mỗi năm, nâng cao mỗi tháng, nâng cao mỗi ngày.

Như vậy học Phật mới có pháp hỷ sung mãn, mới đạt đến cảnh giới này. Cảnh giới này, thực tế mà nói, trong chương thứ nhất của Luận Ngữ, Khổng Tử nói rất rõ ràng. Học nhi thời tập chi bất diệc duyệt hồ.

Học là gì?

Cho nên một số người câu này rất linh hoạt. Phàm phu nhìn thấy là cảnh giới của phàm phu, Phật Bồ Tát thấy là cảnh giới của Phật Bồ Tát, câu này thích hợp với mọi trường hợp. Hàng phàm phu nhìn thấy, Khổng tử dạy chúng ta học, chúng ta cần học nhiều, học rồi phải luyện tập, khi hiểu được sẽ rất an vui.

Cảnh giới này rất thô, rất cạn, rất thấp, Bồ Tát thấy được học là gì?

Học là giác ngộ, học là giác.

Quý vị tra Thuyết Văn, tra từ điển, học nghĩa là sao?

Học gọi là giác. Giác mà được hành, sáu căn tiếp xúc với cảnh giới sáu trần, hành nghĩa là gì?

Hành tức là trải qua mọi sự việc để luyện tâm, trong mọi cảnh giới giác mà không mê.

Đây là pháp hỷ sung mãn, đây là tu hành chơn chánh, trải sự luyện tâm, sáu căn tiếp xúc với cảnh giới sáu trần.

Đây là trải qua mọi việc, mọi sự đều trải qua, ở trong này học gì?

Học giác mà không mê.

Hay nói cách khác, là học gì?

Học không phân biệt không chấp trước, không khởi tâm không động niệm, đây nghĩa là giác mà không mê. Trong Kinh Kim Cang nói rằng, không chấp thủ đối với tướng, như như bất động, học điều này.

Hàng tiểu thừa không có phần, hàng tiểu thừa không học. Tự tìm nơi thâm sơn, tìm một hang động vào đó để diện bích, không tiếp xúc với cảnh giới bên ngoài, không trải qua mọi việc để tu luyện tâm. Vì thế hàng tiểu thừa không có trí tuệ, họ có định công, có thể đoạn phiền não, nhưng họ không có trí tuệ.

Bồ Tát đại thừa không như vậy, Bồ Tát đại thừa phải ngày ngày nâng cao cảnh giới, tuyệt đối không dừng lại, phải nâng cao cảnh giới của mình, bởi vậy họ phải trải qua mọi việc để luyện tâm.

Chúng ta thấy trong Kinh Hoa Nghiêm, trưởng giả Chúc Hương tu thiền định ở đâu?

Tu giữa phố chợ đông người.

Phố chợ là sao?

Là nơi náo nhiệt nhất, như ngày nay chúng ta gọi là chợ, siêu thị, nơi ồn ào nhất, nhiều người nhất, khiến ta thấy rối mắt.

Ở đó như thế nào?

Luyện tâm bất động, đây chính là tu hành. Chỉ có như vậy mới có thể nâng cao cảnh giới của mình. Chúng ta đi một vòng khắp siêu thị, thấy hàng bày la liệt, cái này cũng thích, cái kia cũng muốn, thấy cái kia cũng động tâm. Tâm ta bị nó dẫn dắt, khi nghĩ lại, không đúng, ta muốn tu tâm.

Không khởi tâm không động niệm, nhắm mắt lại, miễn cưỡng khống chế bản thân, đây là công phu bước đầu. Lần sau đi lại sẽ thanh tịnh hơn, mức độ động tâm ít hơn, nghĩa là bản thân đã tiến bộ. Đến khi nào tâm hoàn toàn bất động, ở đây ta đến cũng được, không đến cũng được.

Vẫn chưa đạt được tâm hoàn toàn bất động, phải thường đi, phải luyện, rèn luyện. Vì ta chưa đạt được tịnh địa, tịnh địa nghĩa là hoàn toàn không khởi tâm không động niệm, đây là vượt thoát cảnh giới này, tiếp tục tu một cảnh giới khác.

Tận văn bất trụ, là tu định, thật sự đã thành tựu, đến tận văn là đã thành tựu. Tận văn nghĩa là sáu căn tiếp xúc với cảnh giới sáu trần hoàn toàn không khởi tâm không động niệm. Thật sự không khởi tâm không động niệm, tiểu thừa tức là địa vị A La Hán, cho nên tiểu thừa A La Hán không sánh bằng hàng đại thừa.

Đạo lý của nó ở đâu?

Hàng tiểu thừa chưa trải qua rèn luyện, hàng đại thừa đang rèn luyện, đến sáu căn thanh tịnh. Tận văn chính là sáu căn thanh tịnh, hoặc là gọi là sáu trần thanh tịnh, đều có thể, là cùng một nghĩa, thật sự thanh tịnh. Cho nên cảnh giới của họ cao hơn hàng Nhị Thừa, họ trải qua sự rèn luyện, sự thanh tịnh này tuyệt đối đáng tin.

Giả dụ sau khi đạt được cảnh giới tướng này, nếu quý vị trú tại đây sẽ biến thành chướng ngại.

Trở thành chướng ngại gì?

Trở thành sở tri chướng. Phiền não không còn, sở tri chướng biến thành chướng ngại, cần phải vượt thoát, phải lìa xa. Lúc này chư vị phải biết một nguyên tắc, nếu thật sự có thể đạt được tịnh tướng, dễ thanh tịnh.

Nếu có thể đạt được tịnh tướng, ta lại chấp trước, tâm lại có sở trú, trú ở đâu?

Trú ở đâu đều không cực kỳ thanh tịnh, không tướng. Phàm phu trú hữu, nhị thừa trú không.

Đến đây có tận, có tận là cảnh giới gì?

Là không, trú vào trong cảnh giới không, như vậy lại sai. Tuy đạt được sở giác không, nhưng họ vẫn chưa thể chứng được năng giác không. Bồ Tát ở trong giai đoạn này, họ đạt được là ngoại tịnh lục trần, ngoại tịnh lục căn. Lúc này tiếp tục nâng cao thêm một bậc, tận văn cũng không trú.

Giác sở giác không, câu này là tiếp tục công phu quán chiếu, phá sở tri chướng. Công phu này càng cao hơn một bậc, trí năng giác và trí sở giác, lại là một đôi năng sở. Nhưng cảnh giới lên càng cao thì càng vi tế, nếu như trú lại nhất định lại khởi pháp ngại, tức là pháp chấp, lại khởi pháp chấp.

Hay nói cách khác, cần phải vượt thoát cả hai bên trí năng giác và không lý sở giác. Không lập năng sở, trung đạo trông tồn tại. Như vậy mới đoạn tận sở tri chướng, đoạn tận pháp chấp. Đến lúc này giác tri năng không, lý chướng sở không cũng đều tịch diệt.

Lúc này mới hoàn toàn phá phiền não trược, cũng phá tưởng ấm trong ngũ ấm. Biết được tưởng ấm vốn không. Bây giờ đã đoạn được pháp chấp của phân biệt câu sanh, đây gọi là công năng của tư tuệ đạt đến cực điểm. Cảnh giới này trong Tịnh Độ là sơ chứng lý nhất tâm bất loạn.

Xem tiếp đoạn bên dưới. Không giác cực viên, không sở không diệt. Không giác, nói cách khác vẫn còn không, không không khởi giác, vậy không này không viên, không viên mãn. Có giác, vẫn giác được không, giác cũng không viên mãn.

Quý vị nghĩ đến khi nào không và giác viên mãn?

Nhất định phải đến không giác không hai, không giác đều không, không giác là một, lúc này mới viên mãn, nghĩa là đến không giác cũng không còn. Đây là không cực kỳ viên mãn, giác cực kỳ viên mãn, cầu tướng không và tướng giác của nó đều bất khả đắc. Gọi là giác mà không giác, không mà vô không, cho nên gọi là cực viên.

Do đây có thể biết, trong cảnh giới cực viên, giác không tướng giác, không vô tướng không, và không năng diệt cũng bất khả đắc, trong Bát Nhã gọi đây là không không. Bát Nhã nói về tam không, ngã không, pháp không, không không. Quý vị xem địa vị này đến đây, đến không không, chứng được không không trong tam không.

Ở trước nói, nhân ngã không, sự nhất tâm bất loạn. Pháp ngã không, lý nhất tâm bất loạn, phá pháp chấp.

Đến đây là không cũng không, đã vượt thoát lục kiết tam không, đây là cảnh giới gì?

Trong cảnh giới của Bồ Tát, đây là cảnh giới vô sanh nhẫn. Quý vị phải biết, cảnh giới vô sanh nhẫn là thất địa, bát địa, cửu địa. Chúng ta nói với mọi người là viên giáo, sắp đến địa vị cao nhất của Bồ Tát.

Câu tiếp theo mới thật sự cao nhất, vì sao vậy?

Vì đến tịch diệt nhẫn, từ vô sanh nhẫn tiếp tục nâng cao đến tịch diệt nhẫn. Tịch diệt nhẫn, chư vị biết hạ phẩm tịch diệt nhẫn là pháp vân địa, trung phẩm là Đẳng Giác, thượng phẩm là Như Lai quả địa.

Thông thường trong viên giáo chúng ta thường gọi là lý nhất tâm bất loạn, từ khi nào là lý nhất tâm?

Viên giáo sơ trụ là lý nhất tâm.

Quý vị xem, trong lý nhất tâm cũng có bốn mươi mốt địa vị, những gì ở đây nói, trong lý nhất tâm này trình độ rất thâm sâu. Cảnh giới của Địa Thượng Bồ Tát, vượt thoát tam hiền, đăng địa. Nói một cách nghiêm khắc, họ là thất địa, mở rộng tiêu chuẩn, giới hạn thấp nhất cũng là sơ địa, là đăng địa trong viên giáo.

Quý vị xem trong Kinh này nói đến mỗi giai cấp, hai câu tám chữ quả thật là cương yếu của cương yếu, không còn gì đơn giản hơn. Nhưng trong này đem đến cho chúng ta sự gợi mở rất lớn, đó là hy vọng những người học Phật chúng ta nhất định phải phát đại tâm.

Phát đại tâm chính là phát tâm giác ngộ, đại tâm tức là tâm bồ đề. Gọi là tâm giác nghĩa là không ngừng nâng cao cảnh giới của mình. Chính là trong Kinh Kim Cang nói, vô trụ sanh tâm. Vô trụ tức đã nâng cao, họ vô trụ tức là đã nâng cao.

Sanh tâm là gì?

Là sanh giác tâm, sanh tâm bồ đề. Tuy nói như vậy, nhưng chúng ta phải nghĩ đến khi cảnh giới hiện tiền. Chúng ta không thể chỉ nhìn Bồ Tát Quán Thế Âm, nhìn pháp tu hành của Ngài.

Ngài đã thành Phật từ lâu, đây là Ngài thuật lại kinh nghiệm tu hành của mình, cung cấp cho chúng ta làm tham khảo, mà còn là tư liệu tham khảo rất quan trọng. Vì những gì Ngài đưa ra đều là nguyên lý nguyên tắc, tám vạn bốn ngàn pháp môn, mỗi pháp môn đều dùng được, quả thật rất tuyệt vời.

Bất luận tu pháp môn nào đều có thể dùng được, bất luận học tông phái nào cũng đều có thể dùng được. Cũng may ở đây, quả thật là đại từ đại bi, cho nên ngày nay từ trên cơ sở này, chúng ta nên kiến lập như thế nào, sau khi kiến lập mới có thể nói đến vấn đề nâng cao. Giống như xây nhà lầu vậy, trước tiên phải làm móng thật vững, sau khi nền tảng vững vàng, mới xây dần lên từng tầng một, nâng cao lên từng tầng một.

Nếu không có nền tảng, ta nâng cái gì?

Lấy gì để nâng cao?

Không có nền tảng, ngày ngày chỉ nâng cao bằng miệng, nghĩa là nói chỉ lòng vòng trong danh tự vị, vĩnh viễn không ra khỏi danh tự vị. Đây là sai lầm hoàn toàn, cho nên nhất định phải đúng với sự thật.

Từ đó cho thấy, ngày nay quan trọng nhất là chúng ta phải biết đặt cơ sở, phải hiểu đạo lý này. Biết đặt nền tảng cho lý luận và phương pháp, công đức và lợi ích, như vậy quý vị là người có trí tuệ.

Đối với cảnh giới hiện tiền chính là giác mà không mê, nếu sơ suất điều này đó là mê mà không giác. Bất luận trong đại thừa ta tu học pháp môn gì, đó đều là tu luyện một cách mù quáng, mê hoặc điên đảo.

Hôm nay chúng ta nói đến đây.

***