Haèng thuaän chuùng sanh
Tuyø hyû coâng ñöùc

tinhdo.edu.vn

PHẬT THUYẾT KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC GIẢNG GIẢI - TẬP MƯỜI TÁM

PHẬT THUYẾT KINH

ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ

TRANG NGHIÊM THANH TỊNH

BÌNH ĐẲNG GIÁC GIẢNG GIẢI

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

TẬP MƯỜI TÁM
 

Hành Bồ Tát Đạo. Chư vãng sanh giả, giai đắc A duy việt trí, giai cụ kim sắc, tam thập nhị tướng, giai đương tác Phật, từ chỗ này bắt đầu xem, đoạn sau cùng này tức là đoạn thứ tư, vãng sanh là tu học đại thừa pháp môn mà chẳng phải, những người chuyên tu Tịnh Độ vãng sanh, điều này ở phía trước đều đã báo cáo qua với quý vị rồi.

Vậy còn chỗ này là bổ sung điểm này, khiến cho chúng ta càng rõ ràng càng minh bạch. Hành Bồ Tát Đạo, câu này tức là tu học tất cả đại thừa pháp môn.

Đại thừa pháp là Bồ Tát Đạo, bao quát Hiển Giáo, Phật Giáo, Tông Môn Giáo Hạ chỉ cần họ đối với A Di Đà Phật, Tây Phương Cực Lạc Thế Giới tin được, nguyện được đều có thể vãng sanh. Đây là mười niệm, một niệm cũng có thể thành tựu.

Những người này vãng sanh đến Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, cùng với người chuyên tu Tịnh Tông vãng sanh là bình đẳng, điều này là vô cùng hy hữu có được. Cũng đều được A duy việt trí, đều chứng. Đây có thể coi như là chứng quả rồi vậy, đều là giai vị Thất địa, Bát địa trở lên của Bồ Tát.

Giai cụ kim sắc, tam thập nhị tướng, đây tức là từ trong pháp bình đẳng cử ra một thí dụ, vãng sanh đến Tây Phương Cực Lạc Thế Giới đều là tử ma chân kim sắc thân, đều đầy đủ tướng hảo quang minh như Phật chẳng khác cùng với A Di Đà Phật tương đồng, thế giới này đích thật là thế giới bình đẳng.

Còn một câu phía dưới, phía trước chẳng có nói qua, câu này thì là quá thù thắng. Chư vị cần phải biết hồi hướng vãng sanh của sự tu học tất cả Đại Thừa Phật Pháp, có được thành tựu thù thắng thế đó. Chúng ta những người chuyên tu Tịnh Độ vãng sanh thì đương nhiên không thể ngoại lệ. Cho nên trong Kinh nói đó chúng ta đều có phần.

Giai đương tác Phật đến Tây Phương Cực Lạc Thế Giới anh trong một đời quyết định có thể làm Phật. 

Đến nơi đó tu hành, thành tựu rồi, xem xét tha phương thế giới, thế giới nào chúng sanh trong đó cùng với mình có duyên phần, đây mới có thể được độ, điều này trong Phật Pháp thường nói Phật chẳng độ nhưng người vô duyên cho nên chúng ta trước khi chưa thành Phật nên cùng chúng sanh rộng kết pháp duyên, duyên này kết được càng nhiều, tương lai anh thành Phật, độ chúng sanh cũng nhiều thì Đạo tràng quốc độ được trang nghiêm, cho nên phải rộng kết pháp duyên.

Dục ư hà phương, Phật Quốc tác Phật, tùng tâm sở nguyện, chúng sanh ở một phương nào, duyên thành thục rồi, những người nên lấy Phật thân mà được độ thì Bồ Tát hiện Phật thân, giống như phía trước chỗ nói Bát tướng thành đạo đến thế gian ấy để làm Phật, độ chúng sanh.

Tùng tâm sở nguyện, tùy kỳ tinh tấn tảo vãn, cầu đạo bất hưu, hội đương đắc chi, bất thất kỳ sở nguyện da. Chỗ này nói với chúng ta, điểm này rất quan trọng.

Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, quyết định là không thối chuyển, tuy nhiên việc thành Phật sớm hay muộn có thể chẳng nhất định, tại vì sao?

Vì có số người đặc biệt tinh tấn, thì họ thành Phật sớm. Sớm hơn, còn có số người thì qua loa một tí, chỉ cần không thối là được rồi, vậy thì thời gian thành Phật của họ so ra trễ hơn một tí. 

Đặc biệt dụng công, đặc biệt tinh tấn thì thành Phật vượt trước sớm hơn, sớm và trễ chẳng giống nhau, nhưng nhất định đạt được, trễ họ cũng có thể thành Phật, chẳng mất sở nguyện, điều này cũng là A Di Đà Phật cho chúng ta sự bảo chứng.

A Nan! Dĩ thử nghĩa lợi cố, nghĩa là đạo lý, lợi là lợi ích. Bởi vì đạo lý này, lợi ích này vô lượng vô số, bất khả tư nghì, vô hữu đẳng đẳng, vô biên thế giới. Chư Phật Như Lai, đây chẳng phải đã đem tận hư không biến pháp giới chỗ có tất cả Chư Phật Như Lai cả thảy đều nói đến rồi, một vị cũng chẳng bỏ sót.

Tất cả Chư Phật Như Lai giai cộng xưng tán, Vô Lượng Thọ Phật, sở hữu công đức, bởi vì đích thật là công đức của A Di Đà Phật siêu việc hơn Chư Phật, đây là chúng ta trong mấy phẩm Kinh này, sau khi đọc rồi ý nghĩa này sự thật chân tướng có thể nói là rõ rõ ràng ràng minh minh bạch bạch.

Thảo nào! Chư Phật tán thán Di Đà là Quang trung cực tôn, Phật trung chi vương. Chúng ta lại xem đoạn phía dưới này.
 

LỄ CÚNG THÍNH PHÁP

ĐỆ NHỊ THẬP LỤC
 

Phía trước đều nói về Bồ Tát của Cực Lạc Thế Giới đoạn này là nói về tha phương Bồ Tát, tha phương Bồ Tát đến cúng dường A Di Đà Phật.

Phục thứ A Nan! Thập phương thế giới, Chư Bồ Tát chúng, đây là chỉ thị ra cho chúng ta rất rõ ràng, đây là nói mười phương thế giới, tất cả nhóm Bồ Tát hữu duyên này.

Ai là hữu duyên?

Ai là chẳng hữu duyên?

Chúng ta nên phải rõ ràng, tất cả Chư Phật đều nói pháp môn này, gọi là pháp khó tin, vị Bồ Tát nào nghe rồi chịu tin tức là có duyên, Bồ Tát nghe rồi chẳng tin đó tức là chẳng có duyên, thì duyên chưa thành thục.

Đây là Bồ Tát duyên thành thục, nghe rồi đều vô cùng hoan hỷ có thể tiếp thọ. Vị dục chiêm lễ, Cực Lạc Thế Giới, Vô Lượng Thọ Phật.

Nghe đến A Di Đà Phật công đức trang nghiêm như vậy, Bồ Tát đương nhiên đều muốn đi thân cận A Di Đà Phật, đến Tây Phương Thế Giới để tham phỏng, cúng Phật, nghe pháp, họ có năng lực này, A Di Đà Phật cũng vô cùng hoan nghênh.

Đây là Bồ Tát đi cúng Phật, chẳng cần A Di Đà Phật đi tiếp dẫn, họ chẳng phải đi vãng sanh, chẳng cần tiếp dẫn, vậy thì Bồ Tát đều là tự mình đến.

Các dĩ hương hoa, tràng phan bảo cái, đây là cử ra thí dụ, đi gặp Phật đều phải đem một ít lễ vật đi cúng dường chẳng thể đi tay không, dân tình thế gian chúng ta cũng điều như vậy, đến nơi đó ít nhiều đều mang một ít lễ vật, chẳng thể đi tay không, Bồ Tát đi gặp Phật cũng chẳng ngoại lệ, cũng phải mang theo một tí lễ vật, đây là cử ra một thí dụ, như là hương hoa. Tràng phan bảo cái loại này đều là thuộc về lễ vật.

Vãng nghệ Phật sở, cung kính cúng dường. Thính thọ Kinh Pháp, đến đó trước hết cúng dường Phật, cúng Phật xong thì ngồi xuống nghe A Di Đà Phật giảng Kinh thuyết pháp, nhiên hậu trở về lại quốc độ của mình, đem những gì A Di Đà Phật nói, nghe được đó lại lặp đi lặp lại tuyên bố, tuyên bố tức là tuyên truyền lưu bố, đây tức là nghĩa chuyển pháp luân.

Sau khi nghe xong họ trở về kể lại cho kẻ khác. Tuyên bố đạo hóa, đạo tức là đạo đức, đạo đức của A Di Đà Phật, A Di Đà Phật Giáo hóa chúng sanh như thế nào, lặp lại để tuyên dương lưu bố.

Xưng tán Phật độ, công đức trang nghiêm. Xưng tán Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, nhóm Bồ Tát này đã thân hành đi qua, tất cả đều thấy được, đương nhiên họ cực lực tuyên dương Nhĩ thời Thế Tôn, tức thuyết tụng viết. 

Phía trước có tám bài kệ là Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật đối với hành vi này của mười phương Bồ Tát tán thán, những vị Bồ Tát này đều là Bồ Tát bất khả tư nghì.

Đông phương Chư Phật sát số như hằng hà sa, thế giới này vô lượng vô biên, trong mỗi một thế giới: Hằng sa Bồ Tát chúng. Vãng lễ Vô Lượng Thọ. Thì chúng ta biết được, Tây Phương Thế Giới thời thời khắc khắc, tấp nập như nước chảy không ngừng, người vãng sanh nhiều, nhóm đệ tử của A Di Đà Phật nhiều, những người khác từ bên ngoài đến tham học cũng nhiều.

Tây Phương Cực Lạc Thế Giới thật là náo nhiệt. Quý vị thấy rồi đấy, quả thật rất là náo nhiệt. Cho nên có số người sợ buồn tẻ, anh xem kìa vui biết mấy.

Điều này đích thật khi chúng ta đọc xong đến Kinh này thì cảnh giới hình như đang trước mặt chúng ta, khác nào như chúng ta thân hành thấy được vậy, đây là nói về Đông Phương, vậy các phương khác thì sao?

Nam Tây Bắc tứ duy. Thượng hạ diệc phục nhiên. Đây là nói về chín phương kia, họp lại thành mười phương cũng như vậy, cùng Đông Phương như nhau.

Vô lượng vô biên Bồ Tát tấp nập không ngừng đến Tây Phương Thế Giới để tham học, nghe Kinh, nghe A Di Đà Phật thuyết Kinh, đương nhiên cũng sẽ cùng với nhóm bạn học học trò của A Di Đà Phật cùng với nhóm người mới vãng sanh trao đổi ý kiến.

Thảo luận Phật Pháp, trong sự tưởng tượng của chúng ta cũng tất nhiên là bỉ thử hổ tương tiếp nhận lời mời, nhóm Bồ Tát như: Di Lặc Bồ Tát của chúng ta bên này cũng thường thường đến Cực Lạc Thế Giới, những người mới vãng sanh Di Lặc Bồ Tát cũng có thể mời đến Đâu Suất Nội Viện của Ngài để tham quan, đây chẳng phải đã đến Trời Đâu Suất rồi sao!?

Cho nên chẳng cần phải đi tu duy tâm thức định, cái đó phiền phức lắm, niệm A Di Đà Phật cũng đến được Đâu Suất Nội Viện, đi con đường gần đấy.

Hàm dĩ tôn trọng tâm

Phụng chư trân diệu cúng.

Bằng cái tâm chân thành cung kính nhất để đến Cực Lạc Thế Giới cúng Phật.

Sướng phát hoà nhã âm

Ca thán tối thắng tôn.

Sướng là thư sướng, khoan khoái, bởi vì đối với Vô Lượng Thọ Phật đã ngưỡng mộ rất lâu rồi, nhưng mà chẳng có duyên phần đi diện kiến đi tham phỏng.

Ngày nay cơ duyên này thành thục rồi, anh bảo tâm tình này vui sướng biết bao. Cho nên sau khi gặp được Phật lễ bái xong, đối A Di Đà Phật tán thán, tối thắng tôn tức là A Di Đà Phật, A Di Đà Phật ở trong Chư Phật là đệ nhất siêu thắng.

Cứu đạt thần thông tuệ. Là cứu cánh thông đạt, cái trí tuệ thần thông viên mãn. Du nhập thâm pháp môn. Văn Phật thánh đức danh. 

Đây tức là danh hiệu công đức bất khả tư nghì. Chúng sanh của mười phương thế giới nghe đến danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật đều an ổn đắt đại lợi.

An ổn đắc đại lợi. An là an toàn, ổn là ổn đáng vững vàng ổn thỏa. Đắc đại lợi, là một đời bất thối thành Phật, sự lợi ích ở thế gian, xuất thế gian này, chẳng có gì sánh với cái này lớn hơn.

Điều này chúng ta phải biết, gặp được pháp môn này tâm phải yên xuống, an trụ tại trong pháp môn này, thân cũng phải an trụ, thân không vọng động nữa, chẳng cần học pháp môn khác nữa, hết lòng hết dạ lấy một câu A Di Đà Phật này niệm đến cùng, thân cung kính, khẩu xưng danh, ý quán tưởng thì chúng ta trong một đời này quyết định được sanh.

An ổn đắc đại lợi. Chủng chủng cúng dường trung. Cần tu vô giải quyện. Cúng dường phía trước đều đã nói rất rõ ràng, siêng tu cúng dường, thượng cúng Chư Phật, hạ cúng chúng sanh, Bồ Tát đều là tu Phổ Hiền hạnh.

Quán bỉ thù thắng sát. Đi tham quan Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, sát độ thù thắng. Vi diệu nan tư nghì. Công đức phổ trang nghiêm.

Công đức là nói đại nguyện của Phật, mỗi một vị vãng sanh đến Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, những vị Bồ Tát này, sự huân tu của họ, đây là công đức phổ biến trang nghiêm chẳng có một pháp nào chẳng trang nghiêm, trang nghiêm này tức là y chánh trang nghiêm Tây Phương Thế Giới.

Chư Phật Quốc nan tỷ. Tất cả Chư Phật sát độ, cùng Tây Phương Cực Lạc Thế Giới chẳng có cách chi so sánh nổi.

Nhân phát vô thượng tâm. Nguyện tốc thành bồ đề. Nhóm Bồ Tát này thấy được tình trạng thịnh vượng linh đình này cũng đã phát tâm vô thượng, cái tâm vô thượng này tức là theo chân nối gót A Di Đà Phật.

Làm học trò của Di Đà, họ đến Tây Phương Cực Lạc Thế Giới có năng lực đi, chẳng cần phải tiếp dẫn, nhóm Bồ Tát chúng này, tự động đến Tây Phương Cực Lạc Thế Giới đi thân cận A Di Đà Phật.

Như nhóm người chúng ta đây nghiệp chướng sâu nặng, chẳng có biện pháp, phải nương nhờ A Di Đà Phật đến tiếp dẫn họ thì được có năng lực, tự mình có năng lực đến Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, thành Phật rồi thì có được bảo chứng nhanh chóng rồi, cho nên mười phương tất cả Bồ Tát chẳng có ai chẳng vãng sanh.

Phía dưới đoạn này là A Di Đà Phật vì nhóm Bồ Tát chỗ nói những lời khai thị, là chính A Di Đà Phật tự mình nói ra, Thích Ca Mâu Ni Phật vì chúng ta chuyển thuật lại, chính Đức Thích Ca Mâu Ni nghe rồi chuyển cáo lại cho chúng ta, là Thế Tôn chuyển thuật thì đồng như Di Đà thân thuật chẳng có sai khác.

Ứng thời vô lượng tôn

Vi tiếu hiện kim dung.

Đây là trước nhìn tướng lành, nhóm Bồ Tát này, đến Tây Phương Thế Giới thấy A Di Đà Phật, cúng Phật tán thán, A Di Đà Phật mỉm cười, ứng thời là ngay trong lúc này, Phật nhìn thấy mười phương Bồ Tát đên rồi, tỏ vẻ hoan nghênh, nét mặt tươi cười, tỏ vẻ hoan nghênh.

Quang minh tùng khẩu xuất. Miệng Phật phóng quang, quang cũng tức là thuyết pháp. Biến chiếu Thập Phương quốc. Hồi quang hoàn nhiễu. Phật tam tạp tùng đãnh nhập.

Phật là trước dùng ánh sáng để nhiếp thọ nhóm Bồ Tát này, đây là thuộc về Mật ý.

Phàm phu chúng ta nhìn thấy ánh sáng này, ồ! Là từ miệng Phật tỏa ra chiếu khắp mười phương Thế Giới, nhiên hậu ánh sánh này lại trở về, từ trên đảnh Phật chẳng thấy tướng đảnh lại thu trở vào, chúng ta nhìn thấy thật là vui thích, chẳng biết ý nghĩa gì, Bồ Tát thì hiểu được, Bồ Tát biết.

Bồ Tát kiến thử quang

Tức chứng bất thối vị.

Bồ Tát nếu cũng giống như chúng ta chẳng biết nhìn thấy ánh sáng thì thích thú, thì làm sao có thể chứng vị được?

Làm sao có thể chứng quả?

Cho nên Bồ Tát đối với ý nghĩa hàm chứa của chữ quang minh tất cả thảy điều hiểu rõ, điều này thật tại mà nói chẳng phải khó, tỉ như chúng ta những người sống tại đô thị, mỗi người đều có được thường thức về sự giao thông khi đến ngã tư vừa nhìn thấy đèn đỏ sáng lên thì chúng ta biết được không thể qua đường, nếu là người dưới quê.

Từ trước đến nay chưa lên phố, nhìn thấy phút chốc lại đèn đỏ, phút chốc lại đèn xanh rất thích thú họ cũng chẳng biết là chuyện gì, họ cũng chẳng biết, chúng ta thì hiểu được, biết được. Họ có lợi ích, họ được chỗ hữu ích, là ý nghĩa như thế đó, Bồ Tát biết được.

Thời hội nhất thiết chúng

Hổ khánh sanh hoan hỷ.

Đây là Phật phóng quang. Mật thuyết. Quang tức là thuyết pháp, Bồ Tát đều chứng đắc tam bất thối, cho nên mọi người đều bỉ thử hỗ tương chúc mừng lẫn nhau.

Phật ngữ phạm lôi chấn

Chữ Phật này là A Di Đà Phật                       

Bát âm sướng diệu thanh.

Hai câu này là Thích Ca Mâu Ni tán thán A Di Đà Phật thuyết pháp âm thanh tròn đầy. Chữ Phật ngữ này là A Di Đà Phật nói chuyện. Phạm là thanh tịnh. Chữ lôi chấn tức là mười phương đều có thể nghe được, lôi chấn là nghĩa nghe xa, mười phương Chư Phật sát độ đều nghe được âm thanh thuyết pháp của A Di Đà Phật.

Bát âm sướng diệu thanh, chữ bát này là âm thanh của Phật đầy đủ tướng, tám thứ viên mãn cực hảo, điều này ở đây tôi cũng chẳng nói kỹ nữa, nói kỹ sẽ trễ nải thì giờ, chúng ta phải rút tăng độ nhanh, phía dưới tức là A Di Đà Phật thuyết pháp.

Thập phương lai chánh sĩ

Ngô tất tri bỉ nguyện.

Chí cầu nghiêm Tịnh Độ

Thọ ký đương tác Phật.

Đây là cái pháp của A Di Đà Phật vì nhóm Bồ Tát này nói ra thập phương lai chánh sĩ, chánh sĩ tức là Bồ Tát, cách xưng hô đối với Bồ Tát, tức là chánh giác chi sĩ, Ngô tất tri bỉ nguyện.

Ngô là A Di Đà Phật tự xưng, A Di Đà Phật nói: Tâm nguyện của các ông, ta đều biết cả, tâm nguyện gì đây?

Là chí cầu nghiêm Tịnh Độ, nghiêm là trang nghiêm, chữ này rất quan trọng. Hoằng nguyện của Bồ Tát tức là cầu trang nghiêm Tịnh Độ, không vỏn vẹn chỉ là trang nghiêm Tịnh Độ của A Di Đà Phật, đây là đối với thầy thượng báo tứ trọng ân là trang nghiêm Tịnh Độ của Di Đà.

Trang nghiêm Tây Phương Tịnh Độ, rời khỏi Cực Lạc Thế Giới, trở về bổn quốc của mình là hạ tế tam đồ khổ phải trang nghiêm Tịnh Độ của bổn quốc, cho nên ý nghĩa của chữ nghiêm này thì là rất dài.

A Di Đà Phật mang cái nguyện của họ thọ ký đương tác Phật A Di Đà Phật vì họ thọ ký để làm Phật, phía dưới khai thị có bốn câu kệ, rất là quan trọng, có bốn câu kệ, rất là quan trọng.

Giác liễu nhất thiết pháp

Do như mộng huyễn hưởng.

Tức là chân chánh giác ngộ, triệt để minh bạch tất cả pháp này thể của nó là không, tướng là có, tướng do tâm tạo, không vô tự tánh, không vô tự tánh, tức là thể là không tướng là tâm biến hiện ra, cho nên nói giác liễu nhất thiết pháp, do như mộng huyễn hưởng, mộng huyễn thì dễ hiểu.

Hướng là gì?

Là hồi hướng. Chúng ta đứng ở thung lũng hú lên một tiếng dài thì có tiếng vang vọng lại đó gọi là hưởng, hưởng là hồi âm cũng là bất khả đắc.

Tướng có thể không bất khả đắc vậy câu nói này cùng với Thế Tôn trong Kinh Kim Cang chỗ nói phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng nhất thiết hữu vi pháp như mộng huyễn bào ảnh ý nghĩa hoàn toàn tương đồng. A Di Đà Phật cũng là như vậy, đối với mười phương Bồ Tát tuyên thị.

Mãn túc chư diệu nguyện

Tất thành như thị sát.

Phía trước hai câu là không, còn hai câu này là có, hợp chung lại mà xem đây tức là trung đạo. Biết rõ tất cả pháp không, vẫn cứ sẵn lòng tu Tịnh Độ, đây là Bồ Tát pháp, đây là nói về chẳng rơi vào hai bên diệu khế trung đạo đây là tông chỉ của Tịnh Tông.

Không, hữu hai bên đều chẳng rơi vào, được cái thọ dụng chân thật cho nên mãn túc chư diệu nguyện, câu chư diệu nguyện phải nói một cách đơn giản tức là tứ hoằng thệ nguyện.

Mười phương Chư Bồ Tát chỗ có tất cả nguyện, quy nạp trở lại đều chẳng rời tứ hoằng thệ nguyện, hoặc giả là chỉ bổn nguyện của A Di Đà Phật chỗ bốn mươi tám nguyện đều giảng được thông.

Tất thành như thị sát, đây là A Di Đà Phật dặn dò nhóm Bồ Tát này có thể y giáo phụng hành tương lai quốc độ của các ông cũng trang nghiêm như tôi, trang nghiêm cũng giống như Tây Phương Thế Giới của tôi, đây là vì họ dặn dò.

Tri độ như ảnh tượng

Hằng phát hoằng thệ tâm.

Mười phương thế giới là mộng huyễn bào ảnh, Tây Phương Thế Giới cũng không thể chấp trước, tuy cùng mười phương thế giới so sánh, nó đích thật hiển thị ra chân thường.

Tuy nhiên cũng chẳng thể chấp trước, chấp trước thì là sai rồi. Cho nên tri độ như ảnh tượng, đây là trí tuệ chân thật trí tuệ chân thật. Hằng phát hoằng thệ tâm, giống như Bồ Tát chẳng khác nhất định phát bốn mươi tám nguyện.

Cứu cánh Bồ Tát Đạo

Cụ chư công đức bổn.

Chữ công đức bổn tức là chỉ cho phía trước là chư diệu nguyện và Bồ Tát Đạo, đây là công đức chân thật, đạo là thật sự thực hiện, thật sự đi làm, có nguyện mà chẳng có hành thì nguyện đó là không nguyện, nhất định phải đem cái nguyện của mình cả thảy đều làm đến giống như A Di Đà Phật chẳng khác.

Bốn mươi tám nguyện, nguyện nguyện đều làm đến rồi thì đây gọi là cứu cánh bồ đề đạo, Ngài nguyện nguyện đều làm đến cả. Tu thắng bồ đề hạnh, thắng là thù thắng, bồ đề là giác ngộ tức là chẳng mê, chẳng tà, chẳng nhiễm. Trong Tam quy y thì hiển thị ra cái ý nghĩa này, cái này tức là bồ đề tâm.

Thọ ký đương tác Phật, đây là nói thành tựu. Nếu như anh tu bồ đề tâm đệ nhất thù thắng không gì sánh bằng. Thật tại mà nói cái này chẳng phải là Bồ Tát Đạo thông thường, Bồ Tát hạnh chuyên học Tịnh Tông, chuyên y Di Đà, nói một cách khác chuyên y theo Kinh Vô Lượng Thọ, anh đem đạo lý trong Kinh Vô Lượng Thọ chỗ nói đều có thể đem nó dung hội quán thông.

Tất cả lời giáo huấn trong Kinh Vô Lượng Thọ, chúng ta cả thảy đều làm đến. Phật dạy chúng ta những gì không nên làm, chúng ta quyết định không làm, những gì nên làm chúng ta y giáo phụng hành, đây tức là tu thắng bồ đề hạnh vậy.

Chúng ta chẳng cần đi đến Tây Phương Thế Giới, hiện tại thì là thọ ký đương tác Phật rồi, Phật thật sự đã thọ ký cho chúng ta rồi.

Thông đạt chư pháp tánh

Nhất thiết không vô ngã.

Ý nghĩa này trong một đoạn nhỏ thế này đã nói lập lại ba lần, ý nghĩa này bảo chúng ta lìa tất cả tướng thì bản tánh bát nhã trí tuệ hiện tiền, lìa tất cả tướng tức tất cả pháp.

Chuyên cầu tịnh Phật độ

Tất thành như thị sát.

Chỉ dạy chúng ta tu thiện, chuyên cầu tịnh Phật độ nhất định phải từ trong tự tâm cầu tâm tịnh thì độ tịnh chúng ta niệm câu Phật hiệu này.

Có nhiều đồng tu thường hay nói: Tuy niệm Phật song vọng tưởng vẫn còn rất nhiều, vẫn chẳng hàng phục nổi, đây là nguyên nhân gì?

Vì công phu chẳng đắc lực, khi công phu đắc lực rồi vọng tưởng tự nhiên ít đi thì sẽ giảm thiểu. Cho nên anh không thể hoài nghi, anh phải hết lòng nỗ lực để niệm, anh niệm quá ít cho nên đè chẳng nổi phiền não, nhất định phải niệm cho nhiều, phải khiến mình trong tâm thật sự có Phật, A Di Đà Phật là mạng sống đệ nhất của chúng ta, trong tâm anh thật có mới được, anh chẳng có.

Trong miệng niệm Phật trong tâm chẳng có Phật, trong tâm vẫn đang nổi dậy vọng tưởng thì làm sao thành công được chứ, niệm Phật cách đó người xưa nói rằng:

Thét bể cổ họng cũng luống công anh chẳng thể đắc lực, chẳng thể vãng sanh, nhất định phải niệm đến công phu đắc lực, phải đem việc niệm Phật này coi như là đại nhất đại sự. Một đời chúng ta, chúng ta không ăn cơm không sao, không ngủ nghỉ không sao, không làm việc không sao, nhưng không niệm Phật thì không thể được, phải như vậy mới được.

Công phu này anh mới có thể đắc lực đây là chuyên cầu tịnh Phật độ. Tất thành như thị sát, vậy đến chỗ này đây là cái pháp của Di Đà chỗ nói. Phía dưới là Thích Ca Mâu Ni Phật nói là Bổn Sư của chúng ta nói vì chúng ta mà giới thiệu.

Văn pháp nhạo thọ hành

Đắc chí thanh tịnh xứ

Tất ư vô lượng tôn

Thọ ký thành Đẳng Giác.

Thích Ca Mâu Ni Phật tán thán nhóm Bồ Tát này, sau khi nghe xong A Di Đà Phật thuyết pháp rất là hoan hỷ, y giáo phụng hành là nhạo thọ hành. Đắc chí thanh tịnh xứ, chữ thanh tịnh này là tâm thanh tịnh, nghe được A Di Đà Phật thuyết pháp tâm thanh tịnh rồi.

Phía dưới hai câu là đối với họ tán thán cũng là chúc mừng họ tương lai họ cũng ở nơi Vô Lượng Thọ kia, tức là nơi A Di Đà Phật kia thọ ký thành Phật, là chúc phúc những vị Bồ Tát này.

Vô biên thù thắng sát. Là vô lượng vô biên bất khả tư nghì thù thắng sát độ. Kỳ Phật bổn nguyện lực. Văn danh dục vãng sanh. Tự trí bất thối chuyển.

Bài kệ này là nói với chúng ta lợi ích chân thật của sự viên chứng tam bất thối. Không chỉ là Kinh Văn này vô cùng vô cùng rõ rệt, không chỉ là bổn nguyện của A Di Đà Phật cũng là bổn nguyện của vô lượng vô biên Chư Phật Văn danh dục vãng sanh tất cả Chư Phật đều hoằng dương Tịnh Độ, tất cả Chư Phật đều niệm A Di Đà Phật.

Tất cả Chư Phật đều khuyên tất cả chúng sanh niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ Văn danh dục vãng sanh, tự trí bất thối chuyển cái tâm bất thối chuyển này tuy là A Di Đà Phật gia trì anh nếu anh không niệm không cầu vãng sanh vậy anh vẫn chẳng đạt được.

Chúng ta tự mình tin sâu nguyện thiết cầu sanh Tịnh Độ, khi vừa sanh đến Cực Lạc Thế Giới thì được tam bất thối.

Bồ Tát hưng chí nguyện. Hưng là bát khởi, Bồ Tát đã phát đại nguyện. Nguyện kỷ quốc vô dị. Nguyện cho quốc gia của mình, thế giới của mình, hy vọng cùng với Tây Phương Cực Lạc thế giới như nhau. Vô dị Bồ Tát có cái nguyện này.

Phổ niệm độ nhất thiết. Các phát bồ đề tâm. Bồ đề tâm đích thực cùng với bổn nguyện của A Di Đà Phật tương ưng, đã phát bồ đề tâm rồi.

Xả bỉ luân hồi thân. Câu linh đăng bỉ ngạn.

Vậy Bồ Tát làm thế nào khiến cho tất cả chúng sanh cũng giống như mình trong thời gian ngắn ngủi, trong một đời có thể thành tựu công đức lợi ích như vậy?

Chẳng có phương pháp thứ hai. Cũng là khuyên họ niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, đem pháp môn này gián tiếp lưu hành giáo hóa tất cả chúng sanh. Quả thật đây là đệ nhất pháp môn của tất cả Chư Phật độ chúng sanh thành Phật đạo.

Chúng ta nơi trên quyển Kinh bản có in một dấu ấn nhỏ, dấu ấn này là tôi bảo người ta khắc mấy chữ Như Lai Sở Thuyết Đệ Nhất Kinh.

Chúng ta phải đem nó nhận thức rõ ràng, gặp được chẳng dễ!

Anh gặp được quả là có phước đấy. Thế xuất thế gian phước báo của anh là lớn nhất thì anh mới gặp được bộ Kinh này, nếu chẳng phải vậy thì anh không gặp được đây là trong Kinh A Di Đà nói bất khả dĩ thiểu thiện căn phước đức nhân duyên, đắc sanh bỉ quốc nay anh có thể gặp được chứng tỏ rằng thiện căn phước đức nhân duyên của anh là đệ nhất rồi đó, anh mới có thể gặp được đệ nhất Kinh này.

Phụng sự vạn ức

Phật phi hóa biến chư sát

Cung kính hoan hỷ khứ

Hoàn đáo An Dưỡng quốc.

Đây là nói về mười phương Thế Giới, những người niệm Phật vãng sanh này, sanh đến Tây Phương Cực Lạc Thế Giới thì có được năng lực phụng sự vạn ức Phật có thể đến tha phương thế giới tùy thời tùy chỗ đều có thể đi, chỉ cần anh vừa động một niệm đến tha phương thế giới để lễ Phật, để cúng Phật nghe pháp đều có thể mãn nguyện phi hóa biến chư sát, phi là phi hành.

Hóa là hóa thân, anh muốn đi cúng dường vô lượng vô biên Chư Phật phải hóa rất nhiều thân cùng lúc mà đi, cung kính hoan hỷ mà đi, đến nơi đó cúng Phật nghe Pháp, sau khi nghe xong lại trở về, về đến Tây Phương Cực Lạc Thế Giới.

Hoàn đáo an dưỡng quốc, bài kệ này. Bài kệ sau cùng này. Tuy Kinh Văn rất ngắn, nhưng đã đem Tây Phương Thế Giới những người vãng sanh, những nét về cuộc sống vui vẻ đó đều đã miêu tả ra hết cho chúng ta rồi.

Lại xem phẩm phía dưới đây.
 

CA THÁN PHẬT ĐỨC

ĐỆ NHỊ THẬP THẤT
 

Phật ngữ A Nan: Bỉ Quốc Bồ Tát, phẩm này hoàn toàn nói về Bồ Tát của Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, phía trước đoạn đó là nói về Bồ Tát của tha phương thế giới, còn đây là nói về Bồ Tát của Cực Lạc Thế Giới Thừa Phật oai thần, đây là A Di Đà Phật. 

Nhờ A Di Đà Phật oai thần bổn nguyện gia trì ư nhất thực khoảnh, phục vãng, phục vãng là đi đi về về tức là về lại trở về.

Thập phương, vô biên tịnh sát, cúng dường Chư Phật, trong Kinh này chỗ nói cùng với Kinh Di Đà tiểu bổn chỗ nói: Kỳ độ chúng sanh thường dĩ thanh sáng các dĩ chi kích, chi kích là để đựng hoa chứa hoa, đem hoa đi cúng Phật đựng hoa gọi là chi kích cúng dường tha phương thập vạn ức Phật tức dĩ thực thời hoàn đáo ngũ quốc, vạn thực Kinh hành cùng với trong Kinh Di Đà đoạn văn đó như nhau.

Là một ý nghĩa tức là xem thấy Tây Phương Cực Lạc Thế Giới là nơi chúng ta đi vãng sanh, trạng huấn sinh hoạt tại bên ấy, anh xem. Đẹp và tự tại biết bao.

Thế giới của chúng ta đây một số người Âu Mỹ so ra giàu có hơn họ chẳng có duyên phần nghe được Phật Pháp. Về mặt vật chất hưởng thụ kể cũng tạm được nhưng tinh thần rất đau khổ.

Cho nên khi có một ít ngày nghỉ họ đều đến nước ngoài để du lịch đây là cách xả hơi duy nhất của họ, cảm thấy là việc rất vui rồi, tại thế giới của chúng ta đây bất cứ anh đi đến địa phương nào đều để du lịch cũng rất phiền lụy, cũng rất khổ.

Tôi thường đi du lịch, cũng rất khổ. Tây Phương Cực Lạc Thế Giới anh xem họ đi du lịch đó là tận hư không biến pháp giới chẳng phải như chúng ta đến trong một địa cầu nhỏ bé, đều chẳng ra khỏi, lìa chẳng khỏi địa cầu, họ là mười phương Phật sát không gian du lịch đó thật là quá lớn quá lớn.

Chúng ta quả thật là bất khả tư nghì. Anh xem sinh hoạt của người ta cái niềm vui sướng ấy. Rất tiếc người Âu Tây chưa nghe đến, nếu họ nghe đến thì nhất định vô cùng hâm mộ nghĩ đến họ cũng muốn đi.

Hoa hương tràng phan, cúng dường chi cụ, ứng niệm tức chí, giai hiện thủ trung, trân diệu thù đặc, phi thế sở hữu, mấy câu này là giới thiệu những vị Bồ Tát này của Cực Lạc Thế Giới, những lễ vật mang đến tha phương thế giới để cúng Phật đều là vô cùng trân dịu, dân gian chúng ta chẳng có.

Kỳ sở tán hoa, tức ư không trung, hiệp vi nhất hoa. Hoa giai hướng hạ, đoan viên châu tạp, hóa thành hoa cái, Đạo tràng của Chư Phật trang nghiêm thanh tịnh không chi sánh bằng.

Công đức cao vời, mười phương Bồ Tát này đến để tham học cúng dường nghe pháp, đây là biệt thừa, vả lại là tấp nập không ngừng, số người đông đảo cũng là bất khả tư nghì. Mỗi người đều rải hoa cúng dường, hoa thì quá nhiều.

Tuy nhiên những hoa này không tạp loạn, hoa của Chư Phật Bồ Tát rải ra, rải ra không trung, hoa này tự nhiên bện thành một hoa cái, giống như một bảo cái vả lại bảo cái này lơ lửng trên không trung, hoa đều hướng trở xuống vậy khi nhìn mới là đẹp nếu hoa hướng lên trên thì đều chẳng thấy rồi hoa đều hướng trở xuống cho nên anh nhìn thật vô cùng xinh đẹp.

Thật vô cùng trang nghiêm. Đều là tự nhiên biến hiện ra chẳng phải do người thiết kế chế tạo ra, chẳng phải, đều là tự nhiên biến hóa hóa thành hoa cái.

Bá thiên quang sắc, sắc sắc dị hương, hương khí phổ huân, hoa có mùi hương, hoa có ánh sáng, vô lượng tia sáng rực rỡ, vô lượng hương báu.

Cái chi tiểu giả, mãn thập do tuần, như thị chuyển bội, nãi chí biến phú, tam thiên đại thiên thế giới, hoa này ở trong không trung, không trung có thể biến hóa, từ nhỏ càng biến càng lớn, giống như mây màu rực rỡ của thế giới này của chúng ta chẳng khác. 

Chúng ta ở thế gian này nhìn thấy mây màu, nét trang nghiêm của không trung cũng vô cùng xinh đẹp, mây màu đó cũng có thể càng tan càng rộng, thế giới Phật này nhìn thấy hoa cái.

Tùy kỳ tiền hậu, dĩ thứ hóa một, nhóm Bồ Tát này cúng dường xong, đi mất. Nhóm hoa cái này cũng không còn nữa tan mất, tiêu tan như mây khói giống như mây màu, tan mất. Phía sau cũng lại có nhóm Bồ Tát cúng dường thì hoa cái lại hình thành, chúng ta nhìn cảnh giới này nhìn quang cảnh này.

Nhược bất cánh dĩ, tân hoa trùng tán, tiền sở tán hoa, chung bất phục lạc tức là hoa cái tuyệt đối là thường có, nếu như lại có Bồ Tát đến rải hoa thì sao?

Thì một hoa cái mới lại hình thành, nếu như khi không có Bồ Tát khác đến tham học thì cái hoa cái cũ này không tan, cho nên không trung vĩnh viễn là trang nghiêm như vậy. Có hoa có ánh sáng, có hương... vậy những thứ hoa, ánh sáng hương này đều có thể giúp đỡ người tiêu nghiệp chướng, đều có thể giúp đỡ người khai trí tuệ, đây đều là công đức vô lượng.

Ư hư không trung, cộng tấu thiên nhạc, dĩ vi diệu âm, ca thán Phật đức chẳng những thấy được có mùi hương, có ánh sáng, có hoa… lại còn có nhạc trời trong loại âm nhạc diễn tấu này đều là tán thán Phật, đều là tán thán đức của Phật.

Kinh tu du gian, hoàn kỳ bổn quốc, Tu Du là chỉ cho ngắn tạm của thời gian, sau khi họ đến cúng Phật nghe pháp thì trở về, trở về bổn quốc, bổn quốc tức là Tây Phương Cực Lạc Thế Giới đây là nói về người của Tây Phương Cực Lạc Thế Giới thường thường đến Chư Phật Thế Giới khác để tham võng những thứ trang nghiêm, những thứ trang nghiêm này.

Cho nên sinh hoạt của Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, xin thưa với quý vị. Đích thực là nhiều màu mè sắc thái, vô cùng khoái lạc. Cho nên nơi này gọi là Thế Giới Cực Lạc vậy.

Thì sau khi trở về đô tất tập hội, thất bảo giảng đường trở về nhất định đi bái Lão Sư, nói với thầy tôi đi đến đâu để tham võng?

Những vị Phật đó nói pháp gì với tôi?

Làm báo cáo với thầy, thầy là A Di Đà Phật. Vô Lượng Thọ Phật, tắc vi quảng tuyên đại giáo, diễn sướng diệu pháp, mạc bất hoan hỷ, tâm giải đắc đạo, sau khi trở về, mỗi người nói cái tâm đắc của riêng mình. 

Đại khái A Di Đà Phật đem cái tâm đắc của từng người, tổng hợp trở lại làm một cuộc tổng khai thị, A Di Đà Phật ngày ngày đều vì mọi người làm tổng khai thị, đó là diễn sướng diệu pháp sau khi nghe xong tâm giải tức là khai ngộ, đại khai viên giải, đắc đạo tức là chứng quả.

Tức thời hương phong, xuy thất bảo thọ, xuất ngũ âm thanh. Vô lượng diệu hoa, tùy phong tứ tán, tự nhiên cúng dường, như thị bất tuyệt.

Nhất thiết Chư Thiên, giai tê bá thiên hoa hương, vạn chủng kỷ nhạc, cúng dường bỉ Phật, đây là Chư Thiên, Chư Thiên là phàm phu, Tây Phương Cực Lạc Thế Giới là nhất chân pháp giới, sao có thể có Chư Thiên xuất hiện vậy?

Chư Thiên này là thuộc trong lục đạo, tuy nhiên quý vị nên biết Tây Phương Thế Giới, còn có nhiều loài chim Bạch Hạt, Khổng Tước, Anh Vũ đều có thể giảng Kinh thuyết pháp là do A Di Đà Phật biến hóa làm ra, những loại Chư Thiên này cũng là A Di Đà Phật biến hóa làm ra, A Di Đà biến hóa những loại Chư Thiên này, ở tại không trung rải hoa, diễn tấu diệu nhạc, diễn tấu âm nhạc cúng Phật.

Cập Chư Bồ Tát, Thanh Văn chi chúng, tiền hậu vãng lai, hy di khoái lạc, chúng ta biết được lối sinh hoạt này, đích thật là vui sướng không chi sánh bằng, đây là lối sống của một người chân chánh giác ngộ.

Quay đầu lại nghĩ xem những người đang mê như chúng ta đây, sống trong lục đạo luân hồi khổ lắm khổ lắm. Hai trường hợp này vừa đối chiếu thì biết được thế gian này của chúng ta là một cái thế gian cực khổ.

Chẳng có một việc gì chẳng khổ nhọc, cho dù đối với một thú vui ngắn tạm cũng phải trả một giá rất đắt anh mới có được một tí thôi, nghĩ lại trên thật tế cái được không bù nỗi cái mất, khi đã nghĩ thông rồi thì có lẽ quyết định phải cầu sanh Tịnh Độ, thì sẽ chẳng hoài nghi nữa, sẽ chẳng do dự nữa.

Thử giai Vô Lượng Thọ Phật, bổn nguyện gia oai, đây thì nói ra rồi, những người vãng sanh này như chúng ta khi ra đi là đới nghiệp vãng sanh. Một phẩm phiền não cũng chưa đoạn. Niềm vui sướng, hưởng thụ ấy cùng trong Kinh chỗ nói đó hoàn toàn giống nhau.

Cho nên điểm thật sự khó làm người ta tin được, chẳng cần nói người thường không tin mà rất nhiều vị Thanh Văn, Viên Giác Bồ Tát đều chẳng tin, nguyên nhân gì vậy?

Là A Di Đà Phật bốn mươi tám nguyện oai thần gia trì cho anh khiến anh có được đấy.

Cập tằng cúng dường Như Lai, thiện căn tương tục, vô khuyết giảm cố, chỗ này rất có đạo lý, đây là gì?

Là giống như phía trước A Xà Thế Vương Tử cùng với năm trăm người như nhau, chúng ta trong đời quá khứ. Hiện nay chúng ta chẳng biết, Phật chẳng nói với chúng ta, chúng ta làm sao biết được, chúng ta quá khứ cũng là do vô lượng kiếp tu hành. 

Đã từng cúng dường vô lượng, vô biên Như Lai thiên căn này tương tục, thiện căn thành thục A Di Đà Phật bốn mươi tám nguyện bổn nguyện gia trì, chúng ta mới có thể đạt được quả báo này, được quả báo này thật tại mà nói chẳng phải là ngẫu nhiên. Thiện tu tập cố, thiện nhiếp thủ cố, thiện thành tựu cố chẳng có cái nào chẳng thiện. Phía dưới là.
 

ĐẠI SĨ THẦN QUANG 

ĐỆ NHỊ THẬP BÁT
 

Chỗ này cần phải bổ sung một tí chữ thiện này là một chữ then chốt, hoàn toàn dùng pháp môn của Tịnh Tông, đây gọi là thiện.

Thiện tu tập, chuyên tu Tịnh Tông. Thiện nhiếp thủ nhiếp thủ là nhiếp thủ chúng sanh, dẫn dụ chúng sanh cũng là dùng pháp môn Tịnh Tông, tất cả thành tựu cả thảy đều vậy, đặc biệt là chỉ cho một câu danh hiệu, danh hiệu công đức bất khả tư nghì. Cái này là thiện, ý nghĩa chân chánh của chữ thiện, xin xem đoạn phía dưới đây.

Phật cáo A Nan: Bỉ Phật Quốc trung, Chư Bồ Tát chúng, tất giai động thị, triệt thính, bát phương, thượng hạ, khứ lai, hiện tại chi sự, Bỉ Phật Quốc trung, Chư Bồ Tát chúng, Tây Phương Cực Lạc Thế Giới phàm là những ai vãng sanh cả thảy đều là A duy việt chí Bồ Tát. 

Đây tức là chí trung vãng sanh đến Tây Phương Cực Lạc Thế Giới được A Di Đà Phật bổn nguyện oai thần gia trì, mỗi một người đều có năng lực này, năng lực này hầu như cùng với Chư Phật tương tự. Động thị là thiên nhãn thông thấy được rõ ràng.

Triệt thính là thiên nhĩ thông nghe được minh minh bạch bạch, phạm vi này lớn cỡ nào?

Là tám phương Trên dưới, Đông Nam Tây Bắc.

Tứ Duy: Trên dưới mười phương. Phạm vi là mười phương. Khứ là quá khứ, lai là vị lai, hiện tại. Mười phương vô lượng vô biên sát độ, quá khứ hiện tại vị lai, họ đều nhìn thấy rõ rõ ràng ràng, nghe được rõ rõ ràng ràng.

Ôi chao! Chúng ta đọc rồi phần Kinh Văn này, quý vị có cảm xúc gì?

Tôi cảm thấy sợ dựng tóc gáy. Quá kinh khiếp.

Tại sao vậy?

Nếu chúng ta khởi lên một niệm xấu ác thì họ đã biết, chúng ta làm một việc xấu, họ thấy được, họ nghe được, đây là thật.

Tây Phương Thế Giới mỗi người đều có được năng lực này, huống chi là Quán Âm Thế Chí và A Di Đà Phật ư?

Cho nên chớ tưởng rằng chúng ta làm một việc xấu, gạt được người chẳng có ai hay biết, Phật cũng chẳng biết vậy là anh đã tự khi người, người ở Tây Phương Thế Giới là vô lượng vô biên ai ai cũng đều biết cả, chúng ta nếu muốn đi đến Tây Phương Cực Lạc Thế Giới để nhập vào đội ngũ của họ. 

Cùng họ là đồng một loại, người ta đều là chư thượng thiện nhân, chúng ta hiện vẫn đang dậy vọng tưởng, vẫn đang tham sân si mạn, vậy thì anh có niệm cách nào cũng chẳng thành.

A Di Đà Phật cho dù rất từ bi hoan nghênh anh, trong nhóm đại chúng kia nói: Người này tâm không tốt chúng ta không cùng một loại với họ, A Di Đà Phật cũng chẳng có cách chi, cũng không thể đến tiếp anh.

Cho nên anh biết được người niệm Phật thì nhiều, người vãng sanh thì ít, tại sao không đi được?

Cái ác ẩn tàng trong nội tâm của chúng ta, người ta toàn bộ đều biết cả, quý vị vừa thốt lời khe khẽ, người thứ ba chưa nghe được thì người Tây Phương Cực Lạc đã nghe hết cả rồi, đây là thuộc về sự thật. 

Đọc Kinh Văn này dựng cả tóc gáy, muôn ngàn xin chớ hiểu rằng chúng ta làm việc gì họ chẳng thấy được, chẳng nghe được, vậy thì anh quá đỗi sai lầm, chúng ta lại xem phần Kinh Văn phía dưới.

Chư Thiên Nhân dân đây là nói mười phương thế giới như chúng ta là Chư Thiên Nhân dân. Dĩ cập quyên phi, nhuyễn động chi loại, quyên phi, nhuyễn động là súc sanh đạo, đây tức là chẳng những chúng ta người, nhất cữ nhất động. 

Họ thấy được rõ ràng, nghe được rõ ràng, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục, chỗ có tất cả chúng sanh, quả thật nhất cữ nhất động, nhất ngôn nhất tiếu, trong tâm khởi dậy một niệm họ toàn đều biết cả, anh xem.

Tâm ý thiện ác, khẩu sở dục ngôn, hà thời độ thoát, đắc đạo vãng sanh, giai dự tri chi, họ thảy đều biết cả, chẳng có một thứ nào chẳng biết, người của Tây Phương Thế Giới thần thông quảng đại.

Người thông thường chúng ta xem tiểu thuyết đều cho là Tôn Ngộ Không thật là phi thường, nhưng Tôn Ngộ Không làm sao sánh nỗi, kém rất xa, quả thật chẳng bì nỗi. 

Chỗ này có một câu có lẽ quý vị nghe rồi sẽ có nghi hoặc, vãng sanh, giai dự tri chi, họ đều biết trước rồi, như vậy thì là việc vãng sanh này của chúng ta, có lẽ là chủ định rồi, đã chủ định thì hà tất phải nhất định niệm Phật?

Đến lúc thì là vãng sanh rồi mà, họ đều biết trước rồi, chữ chủ định này có thể nói chú định, có thể nói như vậy, tại sao vậy?

Vì một câu danh hiệu A Di Đà Phật này, vừa nhập vào nhĩ căn thì kể như chủ định rồi, anh tương lai quyết định được sanh đây là chú định. Tuy nhiên thời gian vãng sanh này là có thể sớm hơn, có thể sớm hơn thì đương nhiên là càng nhanh càng tốt. Chúng ta ở trong Chư Phật sát độ lục đạo này, kiếp thọ tội càng nhanh càng tốt.

Đây tức là tuy quyết định vãng sanh nếu như chúng ta tinh tấn chẳng giải đãi, khiến cho cái duyên của chúng ta một đời này thành thục, giả như chúng ta đã giải đãi, xem đến câu này đắc đạo vãng sanh giai dự tri chi. 

Thì thôi đi, có thể chẳng cần niệm Phật, tham đồ sự phú quý nhân gian, không quan hệ gì dù sao vẫn là vẫn phải vãng sanh, điều này không sai, tuy nhiên những thứ khổ nạn này trong lục đạo thì quá đủ cho anh thọ lãnh.

Vậy chúng ta tinh tấn nỗ lực thì cái duyên của chúng ta thành thục sớm hơn, họ cũng biết, anh giải đãi lười biếng, đọa lạc họ cũng biết, chẳng có thứ nào chẳng biết.

Hựu bỉ Phật sát, chư Thanh Văn chúng, thân quang nhất tầm, Bồ Tát quang minh, chiếu bá do tuần, sanh đến Tây Phương Cực Lạc Thế Giới đây là nói về năng lực của tự phần, chẳng nói Phật gia trì, nếu nói Phật gia trì đều là như nhau, là bình đẳng. 

Chỗ này nói đến Thiên Nhân, nói đến Thanh Văn, nói đến Bồ Tát là tự phần, chẳng nói gia trì, vừa nói gia trì thì là bình đẳng thì cái này đều chẳng có, đây là đều là thị hiện không ra, đây là nói về tự phần, nhưng có hai vị Bồ Tát rất đặc thù, tự phần của họ thì bất khả tư nghì, thật tại mà nói hai vị Bồ Tát này đều là Cổ Phật tái lai, đương nhiên khác hẳn phải không?

Hữu nhị Bồ Tát, tối tôn đệ nhất, oai thần quang minh, biến chiếu Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới.

A Nan bạch Phật: Bỉ nhị Bồ Tát, kỳ hiệu vân hà?

Phật ngôn: Nhất danh Quán Thế Âm, nhất danh Đại Thế Chí, Quán Âm, Thế Chí hai vị Đại Bồ Tát này. Hai vị Bồ Tát này ở Tây Phương Cực Lạc Thế Giới giúp đỡ A Di Đà Phật Giáo hóa chúng sanh, người và người đều có duyên phần, chẳng có duyên phần thì tụ hợp chẳng được, Chư Phật Bồ Tát họ ở một nơi độ hóa chúng sanh, cũng phải có duyên phần.

Như mối quan hệ của A Di Đà Phật cùng Thích Ca Mâu Ni Phật chúng ta từ trong nhiều Kinh Điển Đại Thừa thấy được họ tại trong đời quá khứ đã từng làm qua huynh đệ, từng làm qua thầy trò, từng làm qua đồng kham đạo hữu, cho nên trong đời quá khứ quan hệ vô cùng mật thiết.

Nếu trong đời quá khứ chẳng có duyên, chẳng có quan hệ, mà đời này gặp mặt liền có duyên phần tốt, chẳng có đạo lý này, nói cách nào cũng chẳng nói thông được, những sự việc này nếu chúng ta bình tĩnh đi quan sát, đi thể nghiệm.

Có thể có được chứng minh, tỉ dụ như chúng ta lần đầu tiên đến địa phương để du lịch quả thật từ trước đến giờ chưa từng đến là đến lần đầu tiên sẽ đột nhiên cảm thấy nơi đây rất quen thuộc, hình như là từng đến qua, nhưng trong đời này quả thật là lần thứ nhất.

 Vậy tại sao có thể có cảm giác này?

Là vì trong đời quá khứ đã từng đến nơi đây, hoặc giả đã từng ở tại nơi đây, có những người chúng ta vừa gặp mặt thì rất vui mừng, rất hợp ý, tại sao chẳng người nào vừa gặp mặt đều rất hợp ý?

Tại sao chỉ có một hai người ấy là đặc biệt?

Là cái duyên phần của kiếp trước đấy, trong đời quá khứ có mối quan hệ này, Quán Âm, Thế Chí cùng A Di Đà Phật cũng là đời đời kiếp kiếp có mối quan hệ xa xưa, họ nhất định phải hỗ tương giúp đỡ lẫn nhau, Quán Âm thành Phật rồi A Di Đà Phật cũng phải làm Bồ Tát để giúp đỡ cho Ngài, cho nên họ nói cái nhân duyên này vô cùng vô cùng sâu xa.

Thử nhị Bồ Tát, ư Ta Bà Giới, tu Bồ Tát hạnh, vãng sanh Bỉ Quốc, thường tại A Di Đà Phật tả hữu, đây là hai vị Bồ Tát giúp đỡ Phật Giáo hóa chúng sanh.

Dục chí thập phương, vô lượng Phật sở, tùy tâm tắc đáo, hai vị Bồ Tát này, phạm vi giáo hóa của họ cùng A Di Đà Phật như nhau, tận hư không biến pháp giới, chỗ nào danh hiệu Di Đà đến thì danh hiệu của Quán Âm Thế Chí cũng đến, thật là xứ xứ Quán Thế Âm, sát sát đều có A Di Đà Phật.

Hiện cư thử giới, tác đại lợi lạc, hai vị Bồ Tát này ở Ta Bà Thế Giới chúng ta, quý vị phải biết đương nhiên là hóa thân, tại sao thế?

Họ tận hư không biến pháp giới đều ở.

Anh nói cái nào là chân thân?

Có thể nói mỗi một thân đều là chân thân, mỗi một thân đều là hóa thân, đến để giúp đỡ cho chúng ta đến để thành tựu cho chúng ta. 

Thế gian thiện nam tử, thiện nữ nhân, nhược hữu cấp nạn khủng bố, đãn tự quy mạng, Quán Thế Âm Bồ Tát, vô bất đắc giải thoát giả, hai câu này tức là trong một phẩm Kinh Văn chỗ nói của Kinh Pháp Hoa, Phẩm Phổ Môn, ở chỗ này bằng một câu nói lướt qua, nói rõ Bồ Tát ở tại thế gian này tác đại lợi lạc, lợi là lợi ích chúng sanh.

Lạc là ban cho tất cả chúng sanh niềm vui sướng, giúp đỡ tất cả chúng sanh lìa khổ được vui, thì như Phẩm Phổ Môn chỗ nói, chúng ta lại xem một chương phía dưới.
 

NGUYỆN LỰC HOÀNH THÂM 

ĐỆ NHỊ THẬP CỬU
 

Trong phẩm này hiển thị Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, Đại Bồ Tát nguyện lực thành thâm quyết định thành tựu nhất sanh bổ xứ.

Nói một cách khác tức là một đời thành Phật, tuy sanh Cực Lạc Thế Giới nhưng chẳng đem tha phương thế giới, lục đạo chúng sanh quên mất. Ngược lại là thường thường quan tâm đến, tận hết tâm lực để giúp đỡ giáo hóa vô cùng vô tận. Chúng ta xem phần Kinh Văn.

Phục thứ A Nan! Bỉ Phật sát trung, sở hữu hiện tại, vị lai nhất thiết Bồ Tát hiện nay những vị Bồ Tát này đã ở tại Cực Lạc Thế Giới, vị lai là những người sắp phải đi vãng sanh, hiện nay vẫn chưa đến Tây Phương Cực Lạc Thế Giới. Những vị Bồ Tát này. Giai đương cứu cánh, nhất sanh bổ xứ.

Câu này nói rất hay! Bởi vì những vị lai kia tức là bao gồm những người chúng ta hiện nay, chúng ta hiện nay chưa đi đây là thuộc về vị lai. Tuy là vị lai bởi vì anh quyết định vãng sanh.

Đây tức là Bồ Tát của vị lai, khẳng định phải vãng sanh, chúng ta một mình tự hỏi, chúng ta có thể khẳng định vãng sanh không?

Có chắc chắn một trăm phần trăm không?

Nhất định phải khẳng định, nhất định phải có.

Bằng vào gì đây?

Bằng vào A Di Đà Phật.

Thích Ca Mâu Ni Phật phát cho chúng ta cái Bảo Chứng Thư đó thì đây là khẳng định, Bảo Chứng Thư ở đâu?

Quyển sách mà quý vị cầm trên tay đó là Bảo Chứng Thư, chỉ cần anh y giáo phụng hành thì anh khẳng định một đời này vãng sanh.

Cho nên đây đích thật là Bảo Chứng Thư của sự vãng sanh, khi nãy vừa nói anh có thể đem lý luận của trong bộ Kinh này có thể dung hội nơi tâm, những lời dạy đều làm được, y giáo phụng hành quyết định đắc sanh, cho nên quyển sách này tức là Bảo Chứng Thư đấy, nắm được Bảo Chứng Thư rồi làm gì có đạo lý chẳng vãng sanh chứ?!

Song, đây nên nhớ kỹ cầm được mà không làm thì không được.

Vậy là không được vãng sanh, điều này phải nên ghi nhớ, sách đã cầm trên tay những chẳng y giáo phụng hành thì chẳng thể vãng sanh, chúng ta lại xem phần Kinh Văn phía dưới: Duy trừ đại nguyện, nhập sanh tử giới, vi độ quần sanh, tác sư tử hống. Hoàn đại giáp trụ, dĩ hoằng thệ công đức, nhi tự trang nghiêm. Tuy sanh ngũ trược ác thế, thị hiện đồng bỉ, trực chí thành Phật, bất thọ ác thú, sanh sanh chi xứ, thường thức túc mạng.

Đây là người tái lai của Tây Phương Thế Giới, họ chẳng nôn nóng để thành Phật, bởi vì họ có cái nguyện phải giúp đỡ những chúng sanh khổ nạn, tâm từ bi nặng. Những người này đến Tây Phương Cực Lạc Thế Giới sau khi gặp được A Di Đà Phật thường thường lại trở về trong lục đạo luân hồi nhập sanh tử giới họ lại về lại trong lục đạo.

Về lại trong lục đạo để làm gì?

Để thuyết pháp độ sanh vi độ quần sanh tác sư tử hống thuyết pháp độ sanh, cái này là từ bi hoàn đại giáp trụ đây là tỉ dụ họ dũng mãnh tinh tấn.

Thời xưa đánh giặc khi võ sĩ đi đánh giặc phải mang áo giáp, áo giáp là để phòng ngự, vậy thì bây giờ chiến tranh cùng thời xưa khác nhau, nhưng cách phòng ngự cũng như nhau, anh xem.

Chiến tranh thời nay giàn tại tuyến đầu là xe tăng, xe thiết giáp xung phong lâm trận đây chính là hoàn đại giáp trụ đó là họ dũng mãnh không sợ tất cả ma chướng khổ nạn, họ phải giúp đỡ tất cả chúng sanh đây là thệ nguyện của họ đã phát chúng sanh vô biên thệ nguyện độ họ phải đi làm. Lấy việc này để trang nghiêm chính mình ở trong lục đạo hoằng pháp lợi sanh để trang nghiêm chính mình.

Vậy thì những vị Bồ Tát này tuy sống trong ngũ trọc ác thế giống như hoàn cảnh bây giờ của chúng ta đây thị hiện đồng bỉ, họ ở trong ngũ trọc ác thế cũng giống như người thường của chúng ta không khác, thị hiện cùng người thường như nhau, tuy nhiên họ được A Di Đà Phật bổn nguyện oai thần gia trì, mãi cho đến họ tương lai thành Phật họ đều chẳng thể thọ ác thú này.

Họ cũng có thể đi đến trong tam ác đạo, cũng đi biến thành ngã quỹ, biến thành súc sanh để đi độ cho những chúng sanh này, tuy nhiên cái khổ trong ác đạo họ chẳng phải thật sự thọ nhận, họ chẳng có, nhưng họ cũng có làm ra vẽ thọ nhận, như mọi người chẳng khác. Như Thích Ca Mâu Ni Phật của chúng ta cũng chẳng phải nhận chịu rất nhiều dày vò khổ nạn hay sao.

Anh hỏi Thích Ca Mâu Ni Phật có thọ nhận không?

Thích Ca Mâu Ni Phật chẳng có, nhưng giả vờ như vậy là giống như thọ nhận. Vậy khiến cho chúng ta nhìn thấy rất là cảm động.

Ôi chao! Phật Bồ Tát vì chúng ta thọ nhận nhiều khổ nạn như vậy. Chúng ta đối với Phật, Bồ Tát sanh cái tâm cảm kích, trên thật tế Ngài chẳng phải thật sự thọ nhận, Ngài là rất rõ ràng minh bạch, Ngài là đang đóng kịch, là đang diễn kịch, chẳng phải thật, chúng ta thấy thương hại cho là thật, chúng ta cho là thật Phật đang thọ nhận.

Sanh sanh chi xứ, thường thức túc mạng họ bất luận ở trong một đạo nào, bất luận biến hóa gì?

Họ đều biết cả, đều rõ cả, chẳng mê hoặc thường thức túc mạng đời đời kiếp kiếp họ rất rõ ràng rất minh bạch. Vô Lượng Thọ Phật, ý dục độ thoát, thập phương Thế Giới, chư chúng sanh loại, cho nên thọ mạng của A Di Đà Phật rất dài rất dài.

Chẳng có cách chi tính được tại sao vậy?

Nguyện vọng của Phật là phải độ hết mười phương thế giới tất cả chúng sanh chi loại.

Nếu thời gian không dài thì Ngài làm sao độ cho hết được, Vô Lượng Thọ là từ chỗ này mà có, thọ mạng chúng ta vì sao rất ngắn?

Vì nguyện rất nhỏ chỉ một tí ti, chốc lát là thấy đủ rồi.

Cho nên thọ mạng liền đến, anh bảo người thế gian thông thường vì cái gì?

Trước là vì mình, nhiên hậu là vì con cái, con cái trưởng thành rồi không còn nữa thì là đi thì nguyện này không còn nữa, họ chẳng phải là vì đời đời kiếp kiếp cho nên nguyện của Di Đà là lớn đấy, rất phi thường Ngài muốn độ hết tất cả khổ nạn chúng sanh.

Giai sử vãng sanh kỳ quốc, Cực Lạc Thế Giới của Ngài phải thường trụ, nếu chẳng thường trụ thì phải làm sao đây?

Đều phải bảo những chúng sanh này phải vãng sanh Cực Lạc Thế Giới cho nên quốc độ này cũng Vô Lượng Thọ, Phật Vô Lượng Thọ quốc độ Vô Lượng Thọ.

Tất linh đắc Nê Hoàn đạo, chữ Nê Hoàn tức là được đại Niết Bàn, đây là dạy họ thành tựu, khiến cho tất cả chúng sanh đến Tây Phương Cực Lạc Thế Giới để thành Phật.

Tác Bồ Tát giả. Linh tất tác Phật, thành Phật mới gọi là cứu cánh viên mãn, không thành Phật thì không viên mãn. Cho nên ký tác Phật dĩ những người này ở Tây Phương Cực Lạc Thế Giới đến thành Phật rồi, sau khi thành Phật chuyển tướng giáo thọ, chuyển tướng độ thoát.

Như thị triển chuyển, bất khả phục kế, đây tức là nghĩa thỉnh chuyển pháp luân. Nhóm người này thành Phật rồi, sau khi thành Phật lại độ một số chúng sanh, đem nhóm chúng sanh này độ thành Phật rồi những người thành Phật kia lại độ nhóm chúng sanh nữa, gián tiếp chuyển di chẳng có cùng tận.

Thập Phương Thế Giới, Thanh Văn, Bồ Tát, chư chúng sanh loại, sanh Bỉ Phật Quốc, đắc Nê Hoàn đạo. Đương tác Phật giả, bất khả thắng số, sanh đến Tây Phương Thế Giới bất luận là Tiên Nhân, bất luận là Thanh Văn, Duyên Giác Bồ Tát đến bên ấy để thành Phật số lượng ấy chẳng có cách chi đếm được.

Bỉ Phật Quốc trung, thường như nhất pháp, phía sau một đoạn này hay vô cùng.

Bởi vì có số người vọng tưởng nhiều, chấp trước nặng: Những người này cả thảy đều đi đến Tây Phương Cực Lạc Thế Giới rồi, Tây Phương Cực Lạc Thế Giới có thể dung nạp nổi chăng?

Anh xem họ vẫn chưa đi mà đã lo dùm cho A Di Đà Phật rồi, họ chẳng biết được trạng huấn của Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, ngỡ rằng Tây Phương Thế Giới giống như quả địa cầu này của chúng ta, người quá nhiều thì dung nạp không nỗi, nhân khẩu bùng nổ.

Tây Phương Thế Giới chẳng có trạng huấn này Bỉ Phật Quốc trung thường như nhất pháp, thường nhất, nhất tức là không sanh không giảm, người nhiều hơn đi nữa chẳng thấy nhiều, huống chi chúng ta ở phía trước thấy qua rồi.

Tây Phương Thế Giới tấp nập không ngừng, giống như một trường học chẳng khác, mỗi năm đều có chiêu học sinh, mỗi năm đều có tốt nghiệp, thành Phật rồi thì tốt nghiệp đi mất đến tha phương thế giới lại gián tiếp chuyển di độ hóa.

Cho nên một nhóm đến, ngày ngày có người đến, ngày ngày có người thành Phật, ngày ngày có đi đến tha phương thế giới để độ hóa chúng sanh, đi thành Phật cho nên anh hiểu rõ đạo lý này, có đến có đi, cho dù chẳng có đi Tây Phương Thế Giới cũng quyết định có thể dung nạp nổi, cũng chẳng cần anh bận tâm, phía dưới có cái tỉ dụ.

Bất vi tăng đa.

Sở dĩ giả hà?

Do như đại hải, vi thủy trung vương, chư thủy lưu hành, đô nhập hải trung.

Thị đại hải thủy, ninh vi tăng giảm?

Đây là Thế Tôn vì chúng ta cữ ra tỉ dụ, người thế gian chúng ta nhãn quan ngắn cạn, chỗ thấy được của nước lớn, nước là biển cả, nước của tất cả sông ngòi trên lục địa đều chảy về biển lớn, suốt ngày cứ chảy mãi cũng chưa bao giờ ngừng nghỉ, biển có từng đầy không?

Chưa từng nghe qua. Vậy thì tình hình này ở Tây Phương Cực Lạc Thế Giới cũng giống như vậy.

Thật tại nghĩ lại chúng ta nay cũng đã hiểu rõ, nước biển vì sao không đầy?

Là vì tuần hoàn, nước biển bốc hơi thành hơi nước, lại biến thành mưa, mưa rơi xuống lục địa, lại từ sông ngòi chảy ra biển tuần hoàn. Tình hình Tây Phương Cực Lạc Thế Giới cũng như vậy. Cho nên bên ấy tuyệt đối chẳng có tình trạng nhân mãn.

Hiện nay trên lục địa chúng ta nhất là ở các đô thị có mối lo về nạn nhân mãn, đi ra phố nhìn thấy toàn là người, chúng ta học sách xưa, thời xưa: Núi sông xinh đẹp cái đẹp của phong cảnh con người sống trong cảnh xinh đẹp như thơ như họa. Bây giờ không thấy nữa, cho dù nơi khu vực danh lam thắng cảnh tôi cũng chẳng muốn đi.

Vì sao?

Đến đó để làm gì?

Để nhìn đầu người à. Người ta nói chỗ đó vui lắm, tôi đi qua một lần tuyệt đối không đi nữa, có nơi chưa đi qua tôi cũng không đi.

Vì sao?

Đến nơi đó chỉ để xem đầu người, người quá đông. Người quá đông, thì phong thủy bị phá hoại hết, những cảnh trí xinh đẹp tú lệ liền bị phá hoại mất, liền bị phá hại mất không còn nữa.

Cho nên bây giờ nghĩ lại vẫn là lão lão thật thật ở tại nhà niệm A Di Đà Phật, đến Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, đến tha phương quốc độ đi du lịch ngắm cảnh có lẽ chẳng giống như thế này. Bát phương thượng hạ, đây là nói mười phương thế giới.

Phật Quốc vô số, thế giới vô biên, Chư Phật cũng vô lượng. A Di Đà quốc, trường cửu quảng đại, trong tất cả Chư Phật sát độ, quốc độ của A Di Đà Phật là trường cửu nhất, rộng lớn nhất. Minh hảo khoái lạc, minh là quang minh, thiện hảo, khoái lạc.

Tối vi độc thắng, chỗ có tất cả Chư Phật sát độ đều chẳng thể sánh bằng, tại vì sao?

Bổn kỳ vi Bồ Tát thời, cầu đạo sở nguyện, lũy đức sở trí, điều này chúng ta nơi phía trước đã đọc qua A Di Đà Phật tại nhân địa phát nguyện cầu đạo tu hành tích công lũy đức thì cùng Chư Phật khác chẳng giống nhau Vô Lượng Thọ Phật, ân đức bố thí, bát phương thượng hạ, vô cùng vô cực, thâm đại vô lượng, bất khả thắng ngôn, chúng ta nếu nói đến ân đức.

Thật tại mà nói ân đức lớn nhất tức là A Di Đà Phật, sự chiếu cố của A Di Đà Phật đối với chúng ta, sự quan tâm đối với chúng ta, đời đời kiếp kiếp vĩnh viễn chẳng có trung đoạn.  

Chúng ta mãi là nhờ Ngài chiếu cố, sự việc này phía trước trong chương A Xà Thế Vương Tử chỗ thấy được đó, chúng ta là từ vô lượng kiếp đến nay, tu tập công đức cúng dường Chư Phật, ngày nay thiện căn thành thục vô lượng kiếp đến nay, đều là A Di Đà Phật chiếu cố.

Phật cũng chẳng đem sự thật chân tướng này nói ra thì chúng ta làm sao biết được, làm sao hiểu được vẫn còn một người như vậy đang ở đó quan hoài chúng ta ở đó quan tâm chúng ta thương yêu bảo hộ chúng ta chúng ta đều chẳng biết. Chương phía dưới này vô cùng quan trọng.
 

BỒ TÁT TU TRÌ ĐỆ TAM THẬP
 

Trong một chương này những chỗ đáng cho chúng ta học tập nhiều vô cùng. Đây là trạng huấn tu trì của Bồ Tát nơi Cực Lạc. Phía trước phẩm hai mươi tám hai mươi chín, mãi cho đến phẩm ba mươi hai phía dưới đây đều là thuyết minh trạng huấn sinh hoạt của Bồ Tát nơi Cực Lạc Thế Giới, những công đức bất khả tư nghì của họ.

Tuy nhiên trong phẩm Kinh này là muốn vì chúng ta giới thiệu họ tu hành như thế nào?

Cho nên rất là trọng yếu.

Phục thứ A Nan! Bỉ Phật sát trung, nhất thiết Bồ Tát, đây là đã bao quát cả Tứ độ Cửu phẩm chỗ có tất cả Bồ Tát thiền định, trí tuệ, thần thông, oai đức, vô bất viên mãn.

Như chúng ta vãng sanh cho dù đới nghiệp vãng sanh, hạ hạ phẩm vãng sanh, sanh đến Tây Phương Cực Lạc Thế Giới đều viên mãn cả, đây là Phật lực gia trì, A Di Đà Phật cho chúng ta đó.

Chư Phật mật tạng, cứu cánh minh liễu, mật là thâm mật, chư vị phải biết trong Phật Pháp chẳng có bí mật, bí mật tức là sự việc không thể nói với người, sự việc không thể nói với người thử nghĩ xem còn là việc tốt hay sao?

Việc tốt làm sao lại không thể nói với người ư?

Việc không thể nói với người chẳng phải việc tốt. Cho nên trong Phật Pháp chẳng có bí mật, mật là thâm mật, quá sâu. Những người có trí tuệ cạn, thông thường chẳng có, chẳng có biện pháp lý giải nỗi, có giảng họ cũng chẳng hiểu. Mật đây là thâm mật.

Tạng tức là chứa dấu bên trong, cái thâm mật của tất cả Chư Phật là gì?

Xin thưa cùng chư vị đồng tu. Đó tức là Kinh Vô Lượng Thọ, tức là sáu chữ hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật vậy, danh hiệu công đức bất khả tư nghì. Duy chỉ có Phật với Phật mới có thể cứu cánh, Đẳng Giác Bồ Tát nếu chẳng được Phật gia trì đều chẳng biết được.

Vậy chúng ta sanh đến Tây Phương Cực Lạc Thế Giới thì sao?

Đều được A Di Đà Phật thì được mười tất cả Chư Phật Như Lai gia trì, cho nên đến với danh hiệu công đức, Kinh Vô Lượng Thọ triệt để minh bạch, cứu cánh minh liễu.

Điều phục chư căn, điều phục chư căn là giống như Đại Thế Chí Bồ Tát chỗ nói đô nhiếp lục căn đô nhiếp thì là điều phục. Thân tâm nhu nhuyễn. Thâm nhập chánh tuệ, vô phục dư tập. Tập là tập khí.

Cho nên đến đây Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, anh xem. Phật Quang vừa chiếu, Phật nguyện vừa gia trì thì phiền não tập khí của chúng ta thảy đều tiêu mất, đều chẳng thể khởi tác dụng nữa.

Cho nên Tây Phương Thế Giới thành tựu nhanh chóng đấy. Tất cả vị Bồ Tát này hiểu rõ rồi, chẳng có vị Bồ Tát nào mà không mơ ước hâm mộ, người người đều muốn đi Cực Lạc Thế Giới đều muốn đi gặp Đức Phật A Di Đà. Y Phật sở hành, thất giác thánh đạo đây tức là trong Kinh A Di Đà nói đến Thất bồ đề phần bát thánh đạo.

Tu hành ngũ nhãn, trong Kinh Kim Cang nói Như Lai có ngũ nhãn chiếu chân đạt tục chiếu chân tức là kiến tánh, minh tâm kiến tánh, đạt tục là thông đạt pháp tướng, thập pháp giới y chánh trang nghiêm họ đều hiểu rõ, đều rõ ràng như phía trước chỗ nói động thị triệt thính đó là chỉ cho đạt tục. 

Nhục nhãn giản trạch, là giản biệt, tiển trạch, thiên nhãn thông đạt, pháp nhãn thanh tịnh, huệ nhãn kiến chân, Phật nhãn cụ túc: Danh tự của ngũ nhãn ở đây đều nói ra hết tuy nhiên chẳng có cách chi nói kỹ, nếu nói kỹ thì thời gian của chúng ta không đủ.

Nghĩ lại hôm này là ngày thứ mười chín rồi, ngày thứ mười tám chúng ta vẫn còn mười hai ngày nữa thì viên mãn. Cho nên rất nhiều chỗ đều không thể giảng kỹ nhưng đại ý đều nắm vững thì chúng ta sẽ được lợi ích.

Vậy chúng ta ngũ nhãn chẳng có, chỉ có nhục nhãn giản trạch, chúng ta có thể tuyển chọn pháp môn Tịnh Độ, tuyển chọn Kinh Vô Lượng Thọ, tuyển chọn Kinh A Di Đà Phật điều này thật là phi thường đây là đại trí tuệ, đây cùng với Văn Thù, Phổ Hiền chẳng có khác biệt, họ cũng tuyển chọn cách đó, chúng ta cũng là tuyển chọn cách đó. Giác liễu pháp tánh giác là giác ngộ hiểu rõ thể tánh của Chư Pháp.

Biện tài tổng trì, tự tại vô ngại. Thiện giải thế gian, vô biên phương tiện, những gì Phật dạy, những gì Phật nói đều gọi là phương tiện môn. Tất cả chúng sanh, vì Phật thiện xảo, phương tiện mà có thể khế nhập chân thật, khế nhập tức là chứng đắc, chứng đắc cái chân thật này, chân thật tướng của vũ trụ nhân sanh, chân tướng.

Sở ngôn thành đế, thâm nhập nghĩa vị. Câu nói này rất là khẩn yếu. Những gì Phật nói từng chữ từng câu đều chân thành chữ đế là đế thật quyết định chẳng phải hư giả, từng chữ từng câu đều là chân thật.

Người thế gian chẳng biết đem nó coi như là Tôn Giáo, đem nó coi như là lừa gạt chúng sanh, đây là đại tội lỗi Phật ngữ chân thành. Thâm nhập nghĩa vị, nghĩa là nghĩa lý, vị là pháp vị.

Bên trong là ý vị vô cùng, chẳng có cùng tận, Phật Pháp thật thật tại tại là thế đó, anh bảo bộ Kinh này, chúng ta người mới học Phật, có người hỏi: Tôi mới học Phật phải từ bộ Kinh nào để học?

Là từ Kinh Vô Lượng Thọ.

Không sai! Học xong hai năm tôi lại phải học gì đây?

Vẫn học Kinh Vô Lượng Thọ học cho đến già vẫn học Kinh Vô Lượng Thọ, tương lai anh thành Phật, thành Bồ Tát rồi vẫn còn học Kinh Vô Lượng Thọ, kỳ vị vô cùng. Kinh này anh đọc tụng từng biến, từng biến mùi vị khác hẳn, từng năm từng năm cảnh giới khác nhau, đây tức là ý vị, thâm nhập ý vị nó mới có lực lượng này.

Độ chư hữu tình, diễn thuyết chánh pháp, độ là giúp đỡ tất cả hữu tình chúng sanh, độ là ngày ngày giúp đỡ họ, hiệp trợ mọi người. Diễn thuyết chánh pháp, diễn là biểu diễn là làm cho mọi người xem, người ta mới tin được.

Thuyết là thuyết minh, cho nên Phật Pháp chẳng phải chỉ nói trên đầu môi mà thôi, niệm niệm mà thôi, cách đó chẳng có lợi ích, phải làm đến. Thân thể lực hành, cũng tức là bảo chúng ta ngày này học Tịnh Độ.

Chúng ta nương nơi Kinh Vô Lượng Thọ, phải đem đạo lý của Kinh Vô Lượng Thọ biến thành tư tưởng kiến giải của chúng ta, đem lời giáo huấn của Kinh Vô Lượng Thọ biến thành sinh hoạt hành vi của chúng ta. Chúng ta đem bộ Kinh này cả thảy đều trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày biểu diễn ra, đều đem nó làm được.

Đây gọi là diễn, sau khi anh làm xong, anh nhất định là người vui sướng không gì sánh bằng, hạnh phúc không gì sánh bằng của thế gian này, kẻ khác nhìn thấy hâm mộ: Sao anh vui sướng như vậy hạnh phúc như vậy?

Thì anh hãy nói với họ, là diễn thuyết đấy, lại khuyên họ thì họ đương nhiên tiếp nhận thì là tin, nếu như anh học Phật, học đến suốt ngày, mặt mày ủ dột, khổ đến quá chừng, người ta vừa trông thấy, Phật không nên học nữa. 

Anh xem! Người kia học Phật như vậy… anh còn có thể diễn thuyết anh còn có thể khuyên người được sao?

Cho nên chính mình nhất định phải là vô cùng vui sướng, vô cùng viên mãn. Cho nên anh xem Thích Ca Mâu Ni Phật, Bồ Tát tướng mạo viên mãn biết mấy. Khiến người hâm mộ biết mấy.

Người ta vừa nhìn tướng mạo này sẽ hỏi tướng mạo của anh sao tốt đẹp như vậy?

Thì anh có thể nói với họ: Tướng là quả báo, phải tu nhân, nhân tốt thì quả tốt thì họ tin. Cho nên Chư Phật Bồ Tát nếu tướng mạo sanh ra xấu như ma lem thì làm sao độ chúng sanh.

Vậy thì không thể được. Cho nên diễn rất quan trọng. Chúng ta thường thường đọc Kinh thấy chữ diễn thuyết, ý nghĩa của chữ diễn chẳng hiểu rõ, diễn tức là làm được, làm cho người ta xem. Diễn thuyết chánh pháp.

Vô tướng vô vi, vô phược vô thoát, chữ vô này là không chấp trước, tướng có hay không?

Tướng đương nhiên là có. Vi là tạo tác. Phật, Bồ Tát mỗi ngày vì chúng sanh giảng Kinh thuyết pháp đó cũng là vi, họ cũng làm việc nhưng không chấp trước.

Làm mà không làm, không làm mà làm, tâm địa thanh tịnh, một hạt bụi không nhiễm, tùy duyên mà làm, đây tức là vô tướng vô vi không trước tướng vô phược vô thoát chữ phược này là phiền não.

Thoát là giải thoát, anh tâm địa thanh tịnh không phân biệt chấp trước thì làm sao có thể có phiền não?

Làm sao có thể có giải thoát?

Phược và thoát là đối lập, một bên chẳng có thì bên kia đương nhiên cũng chẳng có, giải thoát vậy. Vô chư phân biệt, viễn ly điên đảo, phía trước bốn câu vô tướng vô vi, vô phược vô thoát bốn câu này. Hai chữ là một câu, là từ trên cảnh giới mà nói, phía dưới hai câu này vô chư phân biệt, viễn ly điên đảo là từ trên công phu mà nói, từ trên tu hành mà nói.

Anh ở trên đây tu cái hành này, dùng cái công phu này thì cảnh giới phía trước sẽ đạt được, đó là cảnh giới của Chư Phật và Đại Bồ Tát, đây là cương lĩnh, tổng cương lĩnh của Bồ Tát tu hành, Cực Lạc Thế Giới Bồ Tát đều dùng cương lĩnh này.

Ư sở thọ dụng, cái này chúng ta quay đầu lại, trong sinh hoạt thật tế nói ra, bây giờ thực hiện trong cuộc sống, trong cuộc sống hiện thực của chúng ta, tất cả thọ dụng có được thọ dụng rồi.

Giai vô nhiếp thủ, chữ nhiếp thủ này là trong tâm không chấp trước, trong tâm sạch sẽ thanh tịnh, trên tất cả sự tướng có hay không?

Có! Cả thảy đều có một thứ cũng chẳng thiếu, nhưng trong tâm không có chấp trước, cái tốt thì thọ dụng, chẳng có tham ái.

Cái không tốt vẫn thọ dụng cũng chẳng có chê bỏ, thật tại mà nói tốt hay xấu ác là từ trong tâm phân biệt mới có, lìa xa tất cả phân biệt thì từ đâu có tốt hay xấu ác?

Chẳng có. Chúng ta. 

Những người chúng ta đây đều có phân biệt tâm: Cái này tốt cái kia xấu.

Anh xem! Đứa hài nhi kia, đứa bé mới vài tháng lớn cỡ năm, sáu tháng. Khi còn chưa có phân biệt, còn chưa có chấp trước anh cho cục kẹo nó ăn. Nó cười. Anh cho cục phân nó ăn. Nó cũng cười, tức là cảnh giới này, vì nó chẳng có phân biệt cái tâm nó là bình đẳng, chẳng có tốt xấu. Anh từ trên đây để quan sát.

Chúng ta ngày nay, bị ô nhiễm rồi, khởi dậy phân biệt chấp trước, cho nên trong Bồ Tát hạnh có một điều gọi là Anh Nhi Hạnh, một đứa hài nhi này chẳng có phân biệt, chẳng có chấp trước thì điều đó vui biết mấy. 

Trong tâm chẳng có ưu tư, chẳng có lo lắng, chẳng có khủng bố, chẳng có chi cả. Là chân khoái lạc, chân hạnh phúc ấy. Cho nên con người nói biết việc.

Biết việc gì?

Khổ. Thọ khổ, thọ nạn, thọ khổ, thọ nạn vừa biết việc là bắt đầu thọ khổ thọ nạn thật đáng tiếc. Nào phải hạnh phúc chứ. Giai vô nhiếp thủ là ý nghĩa này.

Biến du Phật sát, vô ái vô yểm, trong tất cả Chư Phật sát độ, Chư Phật có Tịnh Độ, có Uế Độ. Trong Tịnh Độ chẳng có ái tâm, chẳng có ái luyến. Trong uế độ, như tam ác đạo, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, đi vào trong đó cũng sẽ chẳng chán bỏ, tâm là bình đẳng. Nhóm chúng sanh trong địa ngục kia đang thọ khổ, Bồ Tát đi vào chẳng thọ khổ.

Họ tại sao chẳng thọ khổ?

Nếu họ có phân biệt chấp trước thì họ thọ khổ, họ chẳng có phân biệt chấp trước thì họ chẳng thọ khổ, cho nên họ chẳng thọ.

Họ ở trong đó cái thọ khổ ấy là gì?

Đó là biểu diễn, là đồng tình những kẻ khổ nạn kia. Hình như các anh khổ, tôi cũng như các anh, đó là giả chẳng phải thiệt. Diệc vô hỷ cầu bất hy cầu tưởng, đây là hy cầu. Hy cầu của con người vì có hy vọng thì có thất vọng, đây là nhất định.

Nếu anh vĩnh viễn chẳng có thất vọng, vĩnh viễn chẳng có hy vọng thì chẳng có thất vọng, đó thì chính xác. Cho nên chúng ta đối với thế và thế xuất thế gian pháp, chẳng hy cầu, một thứ cũng chẳng cầu, việc chi cũng đều tùy duyên, đều tùy phận.

Hôm nay, tôi đã điện thoại cho hội gây quỹ Đài Bắc, cư sĩ Vãng Phong Văn than nghèo với tôi, nói: Hiện nay hội gây quỹ của tôi rất nghèo, vấn đề in Kinh chẳng còn biện pháp.

Tôi liền nói với ông ta: Sao ông chẳng giữ lấy nguyên tắc. Tiền nhiều in nhiều, tiền ít in ít, không tiền không in thì vui sướng biết mấy. Vui sướng biết mấy. Chẳng cần hy cầu mà.

Tôi phải in bao nhiêu?

Đó thì khổ chết. Học Phật là phải học khai ngộ, là phải học vui vẻ nhé.

Thôi chúng tôi hôm nay xin giảng đến đây.

A Di Đà Phật!

***