Haèng thuaän chuùng sanh
Tuyø hyû coâng ñöùc

tinhdo.edu.vn

QUY Y TAM BẢO, TRUYỀN THỌ TAM QUY NGŨ GIỚI

QUY Y TAM BẢO

TRUYỀN THỌ TAM QUY NGŨ GIỚI

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Kính thưa Chư vị Pháp Sư, Chư vị thiện nam tử, thiện nữ nhân.

Trong hai ngày này, chúng tôi nhìn thấy ở địa phương này có nhiều sự cảm ứng không thể nghĩ bàn. Bảy năm về trước, tôi có đến thành phố Kualalumpur và đã từng giảng tiếp qua mấy lần.

Địa điểm giảng tại Tổng Hội Phật Giáo. Bảy năm sau, tôi lại đến thành phố Kualalumpur, tôi nhìn thấy cái xã hội này với tốc độ phát triển tiến bộ tốt đẹp như thế, khiến tôi vô cùng kinh ngạc. Đây là nhờ sự đắc lực của những vị lãnh đạo chính phủ liên minh, cũng là phước báo của chúng sanh ở địa phương này đã thành thục, đặc biệt là có duyên với Phật Pháp.

Nhà Phật thường nói thời tiết nhân duyên đã đến, chúng ta may mắn gặp được đại hội hoằng pháp này, từng giờ tùng phút trong tâm cảm giác được Chư Phật hoan hỷ hộ niệm, Long thiên Thiện thần hoan hỷ ủng hộ. Cũng là thiện căn phước đức nhân duyên vô lượng kiếp của các bạn đồng học bên này.

Cái cơ duyên này thúc đẩy dần dần đã thành thục cho nên quý vị mới thật sự phát tâm quy y Tam Bảo. Đây là nhân duyên hy hữu rất thù thắng. Vì vậy mới thỉnh Tịnh Không tôi vì các bạn đồng học truyền thọ Tam quy y. Trước tiên chúng ta phải hiểu ý nghĩa chân thật của Tam quy. Trước kia, chúng tôi ở Tân Gia Ba đã giảng qua một lần, lại ở bờ biển Cocos Úc Châu giảng qua một lần.

Hôm nay, là lần thứ ba tôi vì các bạn đồng tu nói rõ phần ý nghĩa của Tam quy y. Truyền là bắt đầu từ Thích Ca Mâu Ni Phật. Tổ Tổ tương truyền, đời đời tương truyền. Thọ là ban cho tất cả thiện nam tử và thiện nữ nhân từ Đức Thế Tôn đời đời tương truyền.

Hôm nay chúng ta đã tiếp nhận cái cơ duyên này thù thắng không gì sánh bằng. Trong bài Kệ Khai Kinh nói trăm ngàn muôn ức kiếp khó gặp.

Năm đầu đời Nhà Thanh cư sĩ Bành Tế Thanh nói rằng: Từ vô lượng kiếp đến nay một ngày hy hữu khó gặp. Hôm nay, chúng ta may mắn gặp được thật sự phát tâm tiếp nhận truyền thọ Tam quy y thì được tất cả Chư Phật Bồ Tát chúc phúc cho chúng ta. Tam là ba điều, dùng lời hiện nay mà nói là ba hợp một, một tức là ba, ba tức là một không thể chia ra.

Quy là hồi đầu, hồi quy. Hồi đầu là đến, từ nơi nào mà hồi đầu, chúng ta nhất định phải biết. Y là nương tựa, chúng ta nương tựa cái gì cũng phải rõ ràng minh bạch, như vậy mới thực sự đã quy y.

Xin thưa với quý vị tuyệt đối không phải ở trước Tượng Phật Bồ Tát cử hành một lễ nghi thức cho rằng là đã quy y. Cách quy đó tự nghĩ rằng đã quy y Tam Bảo rồi. Nhưng Phật Bồ Tát không thừa nhận. Đại Sư Thiên Thai có nói đó là danh tự quy y tức là hữu danh vô thực.

Xin hỏi bạn có quy y chưa?

Tôi đã quy y rồi.

Bạn đã quy y như thế nào?

Tôi đã quy y với một vị Pháp Sư. Như vậy là sai rồi, rõ ràng là quy y Tam Bảo lại nói quy y với một vị Pháp Sư nào đó. Cho nên, chúng ta đối với Tam Bảo phải có nhận thức chính xác cho việc này.

Từ xưa đến nay, chúng ta biết Phật Pháp là từ Thích Ca Mâu Ni Phật truyền đến ngày nay. Y theo sự ghi chép của lịch sử Trung Quốc là đã có hơn 3020 năm, thời gian dài như vậy, đời đời truyền thừa tránh không khỏi sự hiểu lầm, đây là sự thật, chúng ta nhất định phải hiểu rõ.

Tôi đọc Lục Tổ Đàn Kinh, khi đọc đến Đại Sư Huệ Năng vì mọi người truyền thọ Tam quy, lời tuyên thệ của Ngài cùng với những người thông thường khác nhau. Sau khi tôi đọc rồi thì lập tức nghĩ đến có lẽ lúc bấy giờ vào thời Nhà Đường lý niệm của quy y đã sinh ra thiên lệch.

Nếu không có thiên lệch thì lời tuyên thệ truyền thọ Tam quy trong Đàn Kinh không nên có thay đổi. Ngày nay, chúng tôi dùng lời tuyên thệ là quy y Phật nhị túc tôn, quy y Pháp ly dục tôn, quy y Tăng chúng trung tôn.

Lời tuyên thệ này là do Đại Sư Hoằng Nhất vì chúng ta mà trích lục từ trong giới Kinh. Ngài bảo với chúng ta rằng lời tuyên thệ này là năm xưa Thích Ca Mâu Ni Phật phổ biến ứng dụng, dĩ nhiên là tuyệt đối chính xác. Cho nên chúng tôi chọn lấy lời tuyên thệ này để làm nghi thức truyền thọ.

Tuân theo lời chỉ dạy bảo của Phật Đà mà trong Đàn Kinh Đại Sư Lục Tổ đã đem lời tuyên thệ truyền thống thay đổi. Ngài nói quy y Giác, quy y Chánh, quy y Tịnh. Tam Bảo cách giảng của Ngài thì khác nhau. Sau đó Ngài mới nói Phật là Giác, Pháp là Chánh, Tăng là Tịnh.

Chúng ta phải ghi nhớ. Giác, Chánh, Tịnh là tự tánh Tam Bảo của chúng ta là chỗ quy y chân chánh của chúng ta. Cho nên chúng ta phải rõ ràng minh bạch mới thể hội được. Chúng ta từ nơi nào mà hồi đầu. Mặt trái của giác là mê. Chúng ta từ mê hoặc mà hồi đầu.

Nương tựa cái gì ?

Nương tựa tự tánh giác. Đây gọi là quy y Phật. Đại Sư Huệ Năng lại dạy cho chúng ta phải quy y chánh. Chánh mặt trái của chánh là tà. Chúng ta đã hiểu rõ từ tà tri tà kiến mà hồi đầu.

Chúng ta đối người, đối sự, đối vật, đối vũ trụ, đối nhân sinh, đối với tất cả cách nghĩ cách nhìn sai lầm đều gọi là tà tri, tà kiến. Chúng ta từ những sai lầm này mà hồi đầu, nương tựa chánh tri, chánh kiến đây gọi là quy y Pháp.

Điều thứ ba nói đến tịnh. Mặt trái của tịnh là ô nhiễm. Chúng ta đã hiểu được tư tưởng của chúng ta bị ô nhiễm.

Bi ô nhiễm cái gì?

Bị danh lợi ô nhiễm. Bị tài, sắc, danh, thực, thùy bên ngoài làm ô nhiễm, cho nên trở thành tự tư tự lợi, đã trở thành hại người lợi ta, đều làm những việc như vậy.

Tạo tác vô tội nghiệp vô lượng vô biên mà tự mình không biết. Cho nên tư tưởng, kiến giải, tinh thần bị ô nhiễm, so với sự ô nhiễm của hoàn cảnh vật chất bên ngoài còn nghiêm trọng hơn ngàn lần, vạn lần sự ô nhiễm của hoàn cảnh.

Hiện nay chúng ta đã có cảnh giác, chúng ta phải yêu cầu hoàng bảo cải thiện sự ô nhiễm của hoàn cảnh. Nhưng sự ô nhiễm tư tưởng và tinh thần của chúng ta mọi người chẳng có ý nghĩ đến. Làm thế nào có thể xa lìa những những sự ô nhiễm này, hồi quy đến tâm thanh tịnh, đây gọi là quy y Tăng.

Tăng là đại biểu ý nghĩa của sáu căn thanh tịnh, một bụi trần không nhiễm. Cho nên như vậy thì chúng ta đã hiểu giác ngộ của tự tánh là Phật Bảo. Chánh tri, chánh kiến là Pháp Bảo. Tâm thanh tịnh của tự tánh là Tăng Bảo.

Đây là chỗ quy y chân chính của chúng ta. Không phải quy y bên ngoài, nếu quy y Tam Bảo bên ngoài, trong Kinh đại thừa thường cảnh cáo chúng ta đó ngoại đạo. Phật Pháp là nội học, Kinh Điển gọi là nội điển.

Nội, ngoại phân chia như thế nào?

Hồi quy tự tánh là nội, Phật Pháp là cầu trong tự tánh không phải là từ ngoại biên, không phải cầu là từ bên ngoài.

Quý vị đồng tu phải hiểu rõ ràng chúng ta chân chánh quy y Tam Bảo, chân chánh nương tựa Tam Bảo thì mới được Chư Phật hộ niệm, Chư Phật chúc phúc, Long thiên Thiện thần ủng hộ, Long thiên Thiện thần chiếu cố bạn, bạn mới được sự lợi ích của Phật Pháp thì việc tu học mới đạt được sự lợi ích công đức vô cùng thù thắng. Ngày nay Phật Pháp đã suy.

Suy ở tại chỗ nào?

Tôi đã giảng qua rất nhiều lần.

Suy ở tại mê tín, lúc nào đã bị mê?

Là lúc mới vào Phật Môn thì đã mê vì Tam quy y đã sai, thọ giới cũng sai. Tam quy, Ngũ giới, mê hoặc điên đảo. Vừa mới vào Phật Môn thì bắt đầu mê, mê suốt một đời đến chết cũng không biết giác ngộ thì Phật Pháp làm sao hưng vượng, Phật Pháp làm sao có thể phổ độ chúng sanh. Chúng ta phải suy nghĩ, chúng ta phải giác ngộ, chúng ta phải thật sự hồi đầu.

Cho nên quy y, không phải là quy y với một vị Pháp Sư nào đó. Có người nói tôi quy y với vị Pháp Sư này, người nói lời này, khởi cái tâm này, động cái niệm này, quả báo là ở tại địa ngục a tỳ. Tôi nói với mọi người đây là lời chân thật.

Vì sao bạn đã quy y và thọ ngũ giới lại đọa xuống địa ngục A tỳ, bởi vì bạn đã phạm cái giới nặng là phạm phá hòa hợp Tăng trong tội ngũ nghịch.

Bạn đã quy y với vị Pháp Sư này, vị Pháp Sư này là thầy của tôi, vị Pháp Sư đó không phải là thầy của tôi, đây là Đạo tràng của thầy tôi, đó không phải là Đạo tràng của thầy tôi. Bạn đã có phân biệt, chấp trước.

Bạn đã ở trong Phật Môn phân chia tiểu đảng phái, phân chia phe nhóm. Cái ý niệm và hành vi của bạn đã đem toàn cả Tăng đoàn phá hoại là phạm phá hòa hợp Tăng. Quý vị hãy xem giới Kinh.

Quả báo của phá hòa hợp Tăng là đọa xuống địa ngục A tỳ. Hay nói một câu khác bạn không quy y thì không tạo tội, đã quy y thì tạo tội nghiệp nặng nề như vậy tự mình cũng không biết tại sao đọa xuống địa ngục thật là oan uổng, thật là đáng sợ, tôi đem chân tướng sự thật nói rõ cho quý vị.

Tôi truyền thọ Tam quy y cho quý vị đây là chánh pháp, tuyệt đối không phải là quy y tôi. Nếu quý vị nói quy y là quý vị quy y Pháp Sư Tịnh Không thì quý vị đọa xuống địa ngục a tỳ, tôi không đi xuống, tôi đã nói rõ ràng.

Quý vị quy y Tam Bảo, tôi là truyền thọ Tam Bảo cho quý vị. Quý vị tại đây quy y, tôi làm chứng minh cho quý vị.

Chứng thơ phát cho quý vị là Tam quy, chứng minh A Xà Lê.

Tôi làm chứng minh cho quý vị, quý vị không phải quy y tôi, không được làm sai. Đây là đem ý nghĩa chân chánh của Tam quy y nói cho rõ ràng cho quý vị, chúng ta là quy y tự tánh Tam Bảo. Ngoài tự tánh Tam Bảo ra còn có Trụ Trì Tam Bảo. Trụ Trì Tam Bảo là có hình tướng.

Bây giờ Thích Ca Mâu Ni Phật không còn tại thế, những Tượng Phật làm bằng đất, bằng đồng, bằng cây và bằng vẽ phải xem như là Phật thiệt.

Những Tượng thân này nó có nhờ cậy được không?

Không thể nhờ cậy.

Vì sao không thể nhờ cậy?

Cổ Nhân có nói, nói được rất hay: Bồ Tát bằng đất qua sông tự thân khó vững, nó tự bảo vệ thân của mình cũng không xong thì chúng ta làm sao nương nhờ nó được. Nhưng chúng ta vẫn phải cúng dường Tượng Phật.

Mục đích của cúng dường Tượng Phật ở tại đâu?

Khi nhìn thấy Tượng Phật thì nghĩ đến tự tánh giác. Nếu không có Tôn Tượng Phật này thì không thể khởi tánh giác. Chúng ta thường bị mê hoặc, vô lượng kiếp đến nay đã tạo mê, tà, nhiễm. Mê, tà, nhiễm đã mọc rễ, đã lôi thành thói quen, là căn nguyên tập khí vô minh tội nghiệp của chúng ta.

Cho nên khởi tâm động niệm đều rơi vào trong mê, tà, nhiễm. Chúng ta phải dùng phương pháp gì để đánh thức tánh giác ngộ của mình, là phải dùng Tượng Phật, Tượng Bồ Tát. Khi ta nhìn thấy Tượng Phật thì ta phải giác ngộ, ta không còn mê nữa.

Cái gì là mê?

Tất cả đều nghĩ đến chỉ vì lợi ích của mình là mê.

Cái gì là giác ngộ?

Tất cả đều nghĩ đến chỉ vì lợi ích cho xã hội, cho chúng sanh là giác ngộ. Đem cái ý niệm chuyển qua, chuyển mê thành giác đây gọi là quy y Phật.

Từ tự tư tự lợi hồi đầu, tất cả đều vì xã hội vì chúng sanh, đây là bạn đã bắt đầu thực sự đã giác ngộ, là nhờ ai đã đánh thức cho chúng ta?

Là nhờ Tượng Phật, thời thời khắc khắc khi nhìn thấy Tượng Phật thì nghĩ đến ta phải làm Phật, ta phải cùng với Phật như nhau gọi là Kiến Hiền Tư Tề. Quý vị phải ghi nhớ Phật Bồ Tát tuyệt đối không có tự mình họ là vô tư, vô điều kiện phục vụ cho tất cả chúng sanh, hư không pháp giới. Hạng mục quan trọng nhất trong phục vụ là giáo học.

Giáo học có thể giúp đỡ cho tất cả chúng sanh giác ngộ, giúp đỡ cho tất cả chúng sanh khôi phục lại chánh tri, chánh kiến đây tức là đối với chân tướng của vũ trụ nhân sanh triệt để hiểu rõ. Tư tưởng và kiến giải của bạn tuyệt đối chính xác chẳng có một tơ hào sai lầm. Tâm địa phải thanh tịnh. Quyết không bị danh lợi làm ô nhiễm.

Quyết không bị ái dục và lòng ham muốn làm lay động. Đây gọi là quy y Tăng. Khi chúng ta nhìn thấy Kinh Sách thì phải nghĩ đến chánh tri, chánh kiến những lời dạy bảo của Phật trong Kinh nói đó, từng chữ từng câu đều là chánh tri, chánh kiến. Đều là cùng với chân tướng vũ trụ nhân sanh hoàn toàn tương ứng, chẳng có một tơ hào sai lầm.

Khi chúng ta nhìn thấy người xuất gia, người xuất gia đại biểu cho hình tướng của Tăng họ có tu hành hay không tu hành ta không cần biết. Họ có trì giới hay phạm giới ta cũng không cần biết, cùng với ta không có liên can.

Khi nhìn thấy hình tướng của người xuất gia thì tự mình nghĩ đến phải sáu căn thanh tịnh, một bụi trần không nhiễm. Cho nên, hình tướng của người xuất gia công đức không thể nghĩ bàn. Sự tu hành của cá nhân họ ta không cần biết.

Hình tướng của họ có thể khiến cho tất cả chúng sanh quy y chân chánh, sau khi nhìn thấy sanh tâm thanh tịnh, xa rời tâm nhiễm ô. Cái công đức này lớn biết bao. Nếu lúc bình thường chúng ta không nhìn thấy người xuất gia, chúng ta cúng dường Tượng Bồ Tát, Tượng La Hán. Bồ Tát và La Hán đều là Tăng Bảo.

Nhìn thấy Tăng Bảo liền nghĩ đến quy y Tịnh, đây là quý vị thực sự đã hiểu rõ, thực sự đã giác ngộ, thực sự đã hiểu được quy y Tam Bảo. Hôm qua đã nói với quý vị.

Đêm nay vẫn phải nói rõ thêm để cho quý vị hiểu rõ: Những người thực sự quy y Tam Bảo, họ thấy tất cả chúng sanh đều là Tăng Bảo, đều là Bồ Tát. Họ dùng tâm chân thành, thanh tịnh, từ bi, nhiệt thành mà phục vụ cho tất cả chúng sanh.

Tự mình phải lấy Phật Bồ Tát làm gương là: Học vi nhân sư, hành vi thế phạm. Hết lòng, nỗ lực mà học tập làm cho được. Cá nhân mình phải làm cái gương tốt cho mọ người. Một gia đình phải làm mô phạm của tất cả gia đình. Sự nghiệp kinh doanh của bạn, bất luận bạn ở cương vị, công việc nào, bạn ở trong cương vị công việc này phải làm cái gương tốt thì người này là hóa thân của Phật Bồ Tát. Họ là Bồ Tát sống, là Phật sống.

Nếu chúng ta còn có tâm phân biệt và tâm cao thấp mà nhìn chúng sanh thì tâm của chúng ta đã nhiễm ô tri kiến của chúng ta đã sai lầm, chúng ta vẫn còn là mê mà không giác, không chịu hồi đầu. Nhà Phật thường nói hồi đầu là đến.

Người Trung Quốc nói: Hồi thủ như ý. Hồi xưa, ở Trung Quốc, những người giàu sang trên tay thường hay cầm một cây như ý. Hình dáng của cây như ý cái đầu của nó cong ngược lại. Vì sao trên tay bạn lại cầm cây như ý này, tức là khi nhìn thấy cái hình dáng của cây như ý này thì ta phải nghĩ đến hồi đầu.

Cây như ý là đánh thức ta có hồi đầu không phải là cầm nó để xem cho đẹp, nó là đánh thức cho chúng ta. Cho nên, công đức của Trụ Trì Tam Bảo là thời thời khắc khắc đánh thức chúng ta hồi quy tự tánh. Hồi quy đến tự tánh giác, tự tánh chánh, tự tánh thanh tịnh.

Nói thì rất dễ dàng, nhưng thực sự hồi đầu thì khó, phải làm sao đây?

Phật đã là cái gương tốt nhất cho chúng ta tức là giáo học, tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Phàm là những người có Phật tánh đều được làm Phật, lời này là của Phật nói. Phật tánh của chúng sanh đang bị mê, bị tà, bị nhiễm, vì vậy cái công đức thù thắng không gì sánh bằng. Tức là giáo học gọi thức tất cả chúng sanh chuyển mê thành ngộ, chuyển tà thành chánh, chuyển nhiễm thành tịnh.

Cho nên Thích Ca Mâu Ni Phật từ bỏ ngôi Vua, xả bỏ tất cả công việc nghành nghề của thế gian. Ngài chọn lấy giáo học, suốt đời gánh vác công việc giáo dục xã hội văn hóa đa nguyên, biểu hiện ra không ích kỷ, không mong cầu, không điều kiện. Một đời của Đức Thế Tôn, Ngài ăn một bữa, nghỉ dưới gốc cây, mỗi ngày ôm bình bát đi khất thực.

Ngài chỉ cần mỗi ngày một bữa cơm mà thôi, ngoại trừ điều này ra, vạn duyên buông xuống, thanh tịnh không nhiễm, ôm bình bát đi khất thực không có điều kiện. Người ta cúng dường cái gì thì ăn cái ấy. Tuyệt đối chẳng có ý niệm tốt, xấu.

Tùy duyên mà không phan duyên. Ngài làm cái gương cho chúng ta xem. Chúng ta là học trò đời sau đi theo cái gương của Đức Thế Tôn. Cho nên, tôi thường khuyên bảo các bạn đồng học phải hết lòng học Phật. Công đức, lợi ích của học Phật thù thắng không gì sánh bằng.

Thật sự muốn học Phật thì không nên đi kinh doanh Đạo tràng. Nếu kinh doanh Đạo tràng là bạn nhất định tà mê, tà nhiễm. Tăng thêm mê, tà, nhiễm thì bạn làm sao biết hồi đầu. Không biết hồi đầu xây dựng Đạo tràng lớn thì lòng tham khởi lên, tham danh lợi, tham quyền thế, đến sau cùng thì đọa địa ngục a tỳ, chịu thiệt thòi quá lớn.

Cho nên tôi dạy mọi người, tôi là cái gương của quý vị. Trong đời này của tôi xa lìa danh văn, lợi dưỡng.

Tôi đã từng nói qua nhiều lần, rất nhiều người cũng biết, tôi trong đời này có ba không, ba không quản: Tức là không quản người, không quản sự, không quản tiền. Cho nên tôi được tự tại. Người, sự, tiền, tài là cái gốc của địa ngục. Nếu bạn tiêm nhiễm thì sẽ khởi lòng tham, khởi lòng tham thì có lợi hại xung đột. Lợi hại xung đột thì sẽ sinh tâm sân hận, tâm sân si. Cho nên mà tạo tác những việc này thì mỗi ngày tăng trưởng tam độc, phiền não.

Cho dù trước mắt có lợi bạn hưởng thụ được bao nhiêu ngày?

Dù cho sống được một trăm tuổi, suy nghĩ cho kỹ: Được ít mất nhiều, tại vì sao?

Vì mỗi ngày lo lắng phập phồng khi được mất, cùng với tất cả chúng sanh hục hặc với nhau. Những ngày bạn sống thật là quá khổ, thật không đáng, tất cả phải buông xuống thì được đại tự tại, làm bạn với Trời đất thiên nhiên. Cái tâm lượng đó quả là rộng lớn, cho nên Phật nói tâm bao thái hư, lượng châu sa giới.

Tâm của chúng ta mà tương ứng thì được đại tự tại. Khi tiếp xúc với Phật Pháp nếu không hiểu đạo lý mà không hết lòng tu học thì không thể khế nhập vào cảnh giới của Chư Phật Bồ Tát đó mới là oan uổng. Chúng ta phải thật lòng mà phản tỉnh.

Hôm nay, cái nhân duyên này là thù thắng hy hữu không gì sánh bằng. Phật Pháp là nền giáo dục trí huệ viên mãn cứu cánh, nó không phải là Tôn giáo. Nếu xem nó là Tôn giáo thì sai rồi. Nó là nền giáo học. Hôm nay, quý vị phát tâm đến quy y. Quy y là phải lễ, lạy thầy.

Thầy của chúng ta là ai?

Là Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Chúng ta đi theo thầy học tập. Ngày mai, thầy không còn tại thế nữa, những lời dạy bảo của thầy còn tồn tại ở thế gian tức là Kinh Điển.

Cho nên khi thầy không còn tại thế, quan trọng nhất trong Tam Bảo là nương nhờ Pháp Bảo. Vừa mở đầu tôi đã nói với quý vị, Tam Bảo một là ba, ba là một. Trong Pháp Bảo có Phật Bảo cũng có Tăng Bảo. Chúng ta phải y theo Kinh Giáo làm chỗ quy y chân chánh. Kinh Điển của Phật quá nhiều, so với lịch trình môn học của lớp đại học còn phong phú hơn.

Vậy chúng ta phải nương nhờ một bộ Kinh nào?

Điều này nhất định nương nhờ theo căn tánh của mình. Tự mình có khả năng tiếp nhận theo hoàn cảnh học tập của mình, theo hoàn cảnh của sinh hoạt, theo hoàn cảnh của công việc, đều không làm trở ngại. Chẳng những không làm trở ngại mà lại có sự giúp đỡ.

Đây là điều kiện quan trọng mà chúng ta chọn lựa Kinh Điển và pháp môn tu học. Chúng ta phải ghi nhớ, pháp môn bình đẳng không có cao thấp, nhưng căn tánh và nghiệp lực của chúng sanh, chúng ta đều không bình đẳng.

Vì vậy, ở trong bình đẳng có không bình đẳng, ở trong không bình đẳng có bình đẳng. Vì vậy phải chọn lựa pháp môn. Thật sự chúng ta không biết chọn lựa. Thích Ca Mâu Ni Phật đã biết được điều này.

Nếu thật sự không biết chọn lựa pháp môn, Ngài cũng đề ra ý kiến cho chúng ta để làm tham khảo.

Cho nên Đức Thế Tôn ở trong Kinh Đại Tập bảo cho chúng ta rằng: Thời kỳ chánh pháp giới luật thành tựu, thời kỳ Tượng pháp thiền định thành tựu, thời kỳ mạt pháp Tịnh Độ thành tựu. Đây là Đức Thế Tôn vì chúng ta đề ra một phương hướng, đề ra một nguyên tắc chọn lựa.

Nếu thật sự không có khả năng chọn lựa thì nên tham khảo lời dạy bảo của Thích Ca Mâu Ni Phật. Hiện nay, chúng ta sanh trong thời kỳ mạt pháp. Đức Thế Tôn nói thời kỳ mạt pháp Tịnh Độ thành tựu, chúng ta chọn lấy pháp môn Tịnh Độ thì không có sai lầm. Hiện nay Kinh Điển của Tịnh Độ chỉ có sáu bộ, năm bộ Kinh và một bộ Luận, phân lượng không nhiều rất thích hợp cho người đời nay để tu học.

Hiện nay, từ nông nghiệp tiến triển đến công nghiệp, do công nghiệp tiến đến khoa học kỹ thuật cao cấp của ngày nay, mọi người bận rộn làm việc, tranh thủ từng ngày từng phút, thì giờ nghỉ ngơi càng ngày càng ít, chẳng có thì giờ đọc tụng những bộ Kinh Điển lớn. Cho nên chúng ta đọc tụng Kinh Điển càng ít càng tốt, càng đơn giản tinh hoa thì chúng ta cảm thấy rất phương tiện.

Vì vậy lòng từ bi của Cổ Đại Đức vì chúng ta chọn lựa, vì chúng ta hội tập Kinh Vô Lượng Thọ. Tại Trung Quốc Kinh Vô Lượng Thọ đã được phiên dịch tổng cộng là mười hai lần. Chúng ta từ trong bản dịch gốc mà quan sát.

Năm xưa Thích Ca Mâu Ni Phật còn tại thế đã nhiều lần vì chúng ta mà giới thiệu pháp môn này. Đức Thế Tôn một đời giảng bộ Kinh nào chỉ có giảng một lần, không thêm lần thứ hai. Nhưng Kinh Vô Lượng Thọ thì giảng qua nhiều lần, nên biết pháp môn này rất quan trọng.

Nếu không quan trọng thì không lẽ pháp môn này giảng lại nhiều lần như vậy?

Nếu những bản dịch gốc này mà bày ra ở trước mắt chúng ta cũng làm cho chúng ta hoa mắt.

Chúng ta không biết phải nương theo bản dịch nào?

Vào Triều Nhà Tống, cư sĩ Vương Long Thơ vì chúng ta làm hội tập lần thứ nhất để tiện lợi cho chúng ta học tập. Bản hội tập này được Lịch Đại Tổ Sư Đại Đức tán thán và khẳng định. Tuy bản hội tập này không được viên mãn lắm nhưng làm được việc khó, thật là đáng quý.

Tổ Sư Đại Đức của Tịnh Tông là Đại Sư Liên Trì chúng ta chẳng có người nào mà không tôn kính. Đại Sư Liên Trì làm chú giải sớ sao cho Kinh Di Đà. Trong Sớ Sao có dẫn dụ phần Kinh Văn của Kinh Vô Lượng Thọ, 70% dẫn dụ bản hội tập của Vương Long Thơ.

Tức là bảo với chúng ta rằng: Đại Sư Liên Trì đã khẳng định bản hội tập của Vương Long Thơ. Cư sĩ Vương Long Thơ niệm Phật đứng mà vãng sanh, tự biết ngày giờ ra đi đây là công đức hội tập Kinh Luận của Vương Long Thơ. Bản hội tập của Vương Long Thơ có thiếu xót, tôi không cần nói thêm nữa, tôi giảng Kinh Vô Lượng Thọ đã tường tận trình bày qua cho quý vị rồi.

Vào năm Hàm Phong, cuối Triều Nhà Thanh cư sĩ Ngụy Mạc Thâm làm hội tập lần thứ hai. Bản hội tập này so với bản Vương Long Thơ thì hay hơn nhưng nó vẫn chưa được hoàn hảo.

Trong Văn Sao của Đại Sư Ấn Quang có phê bình nhưng không phải phê bình không được làm hội tập, là phê bình lúc làm hội tập không được tỉ mỉ, có rất nhiều phần Kinh Văn quan trọng đã bỏ xót, phần Kinh Văn của bản dịch gốc, cư sĩ Ngụy Mạc Thâm đã sửa đổi, điều này không thể được.

Tổ Ấn Quang là phê bình hai sự việc này. Chính bởi cái nguyên nhân này, vào đầu năm Dân Quốc, lão cư sĩ Hạ Liên Cư làm hội tập lần thứ ba. Tức là hiện nay chúng ta chọn lấy bản hội tập này. Bản hội tập sau khi ra đời, những bậc đại đức, tại gia, xuất gia càng tán thán, tán thưởng bản hội tập này hoàn chỉnh hoàn toàn đầy đủ không có thiếu xót, chúng ta nương theo bản hội tập này.

Tôi đem bản hội tập này đối chiếu với năm thứ bản dịch gốc và đối chiếu với năm xưa của hai bản hội tập đích thực là khiến cho chúng tôi tâm phục, khẩu phục.

Chúng ta quyết định quyết định quy y bản hội tập này và y giáo phụng hành. Chúng ta phải luôn luôn nghiên cứu, thâm nhập. Lý luận trong bộ Kinh này đã nói, tỉ mỉ mà nghiên cứu trong Kinh Điển đã dạy phương pháp làm việc và cách sinh hoạt cho chúng ta.

Thái độ cách xử sự đối người tiếp vật chúng ta phải y theo Kinh Điển mà học tập. Buông xuống thành kiến của mình, buông xuống sự sai lầm, cách nghĩ, cách nhìn của chúng ta đối với tất cả nhân sự vật hoàn toàn tiếp nhận lời dạy bảo lý luận trong Kinh Vô Lượng Thọ, phương pháp trong Kinh Vô Lượng Thọ thì chúng ta mới chân chánh đã quy y Pháp. Cổ nhân đã nói bộ Kinh này là trung bản Hoa Nghiêm.

Cổ đức đem Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Di Đà và Kinh Hoa Nghiêm xem ngang hàng như nhau, ba bộ Kinh này là một bộ Kinh.

Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm là đại bản của Kinh Vô Lượng Thọ. Kinh Vô Lượng Thọ là trung bản Hoa Nghiêm. Kinh A Di Đà là tiểu bản Hoa Nghiêm, phân lượng của Kinh Văn có nhiều ít không đồng nhưng nội dung tuyệt đối chẳng có khác nhau. Nếu nói về đạo lý và nội dung của Kinh Điển, ba bộ Kinh này đều bình đẳng không tăng không giảm.

Cho nên ngày nay chúng ta ở tại Tân Gia Ba khai giảng lúc Hoa Nghiêm là giảng giải tường tận Kinh Vô Lượng Thọ, đây là bồi dưỡng cho Pháp Sư, bồi dưỡng cho Sư tư. Bộ Kinh này bạn phải giảng được hay, phải giảng cho thấu triệt thì sự tu hành của bạn phải đến nơi.

Cho nên không thể không đọc thuộc Hoa Nghiêm, không thể không thâm nhập cảnh giới Hoa Nghiêm. Sau đó giảng Kinh Vô Lượng Thọ và Kinh A Di Đà mới được cứu cánh viên mãn. Bất luận nói dài, nói ngắn, nói sâu, nói cạn, được đại tự tại, trụ chân thật trí huệ, đây là trong suốt đời của tôi toàn tâm toàn lực là giúp cho quý vị đồng học, tôi nhiệt tâm giúp cho mọi người.

Mọi người phải có duyên phần, nếu không có duyên phần tôi muốn giúp cũng giúp không được. Hôm nay cái duyên phần này là do cư sĩ Lý Viên Hữu phát tâm, xúc tiến thành tựu, là công đức vô lượng vô biên, tuy ông ta là người mới học Phật. Chúng tôi rất rõ ràng trong đời quá khứ những người trên Hội Hoa Nghiêm.

Trong đời này, vừa mới ra đời thì ông đã bị mê, cũng bị mê ở trong danh lợi. Bây giờ ông ta giác ngộ hồi đầu. Ông ta hồi đầu so với người thông thường mau hơn. Căn tánh của ông ta so với người thông thường lợi hơn. Ông ta có thể đem Phật Pháp, chánh pháp thường trụ thế gian, ảnh hưởng toàn Thế giới.

Chúng ta không nên nghĩ rằng hôm nay cái Đạo tràng này không lớn. Đêm hôm qua đã có mười hai ngàn người tụ tập, tụ hội, khiến cho chúng tôi nghĩ đến năm xưa Thích Ca Mâu Ni Phật trên hội Pháp Hoa là mười hai ngàn người, giảng Kinh Vô Lượng Thọ, trong đại hội Vô Lượng Thọ cũng là mười hai ngàn người. Đêm hôm qua chúng ta tụ hội cũng là mười hai ngàn người thật là không thể nghĩ bàn.

Đây chính là mắt chúng ta nhìn thấy, nhục nhãn của chúng ta không nhìn thấy Thiên Long Bát Bộ, quỷ thần, số lượng của chúng nhiều hơn chúng ta trăm ngàn lần, cũng không chừng ảnh hưởng hư không pháp giới, không chỉ là ở thế gian này.

Cho nên Chư Phật hoan hỷ tán thán, Long Thiên cũng hoan hỷ ủng hộ, nhân duyên thù thắng không gì sánh bằng. Chúng ta cảm tạ cư sĩ Lý Viên Hữu, cảm tạ những vị lãnh đạo chính phủ hiền minh của Malaysia, chúng ta nhìn thấy quốc gia này phơi phới đi lên.

Gần đây tôi từ Trung Quốc trở về đã tham gia đại lễ kỷ niệm chu niên năm mươi năm Kiến quốc của Trung Quốc. Tôi nhìn thấy sự hưng vượng của Trung Quốc, nhìn thấy sự phồn vinh của Trung Quốc. Hôm nay, đến địa phương nhìn thấy sự hưng vượng, phồn vinh của MaLaysia tiền đồ một bầu quang minh.

Chúng tôi cảm thấy vô cùng vui vẻ, an lòng. Cái thế gian này mỗi người đều hiểu được có rất nhiều tai nạn, tai họa, mà được các vị lãnh đạo hiền minh an định xã hội, đem lại hòa bình, hạnh phúc an lạc cho thế giới. Chính mắt chúng tôi đã nhìn thấy ở tại địa phương này, tôi đã thể hội được đây là Chư Phật, Bồ Tát trụ thế. Chư Phật Bồ Tát thương xót tất cả chúng sanh, nên hiện thân gì để độ thì thị hiện thân đó để độ.

Nên hiện thân quốc vương mà được độ tức hiện thân quốc vương mà vì thuyết pháp, nên hiện thân Tể Quang mà được độ tức hiện thân Tể Quang mà vì thuyết pháp. Chúng tôi nhìn thấy cái thế gian này toàn là Chư Phật Bồ Tát ứng hóa ở địa phương này.

Đặc biệt là ngày hôm nay nhìn thấy chư vị đồng học nhiều như thế, như trong Kinh thường tán thán tất cả đều là thiện nam tử, thiện nữ nhân. Chúng ta thực sự phát tâm hồi đầu, xả bỏ cách nghĩ, cách nhìn, cách làm sai lầm của mình, y theo lời dạy bảo của Phật Bồ Tát tu giác, chánh, tịnh.

Chúng tôi lại nói thêm tường tận một tý tức là như câu nói phía trên của chúng ta, chúng ta phải học tập chân thành, từ hư dối hồi đầu, y theo chân thành. Từ nhiễm ô hồi đầu, y theo thanh tịnh. Từ ngạo mạn hồi đầu, y theo bình đẳng. Từ mê hoặc điên đảo hồi đầu, y theo Chánh Giác. Từ tự tư tự lợi hồi đầu, y theo từ bi, là bác ái tức là nhân từ bác ái.

Bốn chữ này là từ trong Kinh Vô Lượng Thọ. Thực hiện trong sinh hoạt và công việc của chúng ta, xử sự đối người tiếp vật tức là nhìn thấu, buông xuống, tự tại, tùy duyên niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ.

Như vậy mới được cứu cánh viên mãn, Chư Phật Bồ Tát thị hiện trong thế gian không đồng cũng đồng, không đồng Tôn giáo, bất luận chỗ nào cũng có. Trong Islam Giáo có Phật, có Bồ Tát thị hiện tôi đã nhìn thấy tôi đã hiểu rõ. Ngày hai mươi năm tây tôi phải trở về Tân Gia Ba, ngay buổi chiều ngày hôm ấy Islam Giáo có một buổi hoạt động.

Họ nhất định phải thỉnh tôi đến tham gia tôi đã nhận lời đến tham gia cuộc vận động của họ. Ông chủ tịch giáo hội của họ đích thân đến thỉnh mời tôi họ sẽ dùng lễ nghi rất long trọng để đón tiếp tôi. Tôi vô cùng vui mừng hoan hỷ tán thán. Trong một tiếng đồng hồ này, tôi đã nói rất nhiều với quý vị như vậy.

Quý vị nhất định phải ghi nhớ chúng ta là quy y Tam Bảo, nương tựa Trụ Trì của Tam Bảo, hồi quy đến tự tánh Tam Bảo như vậy thì chúng ta đã thực sự quy y rồi, nhìn thấy Tam Bảo đều là thầy của chúng ta đều là Phật Bồ Tát.

Phật tại trong Kinh dạy cho chúng ta rằng tất cả người nam là cha ta, tất cả người nữ là mẹ ta, tất cả chúng sanh đều là thiện tri thức của chúng ta.

Chúng ta lấy tâm thanh tịnh, bình đẳng mà đối đãi với tất cả chúng sanh, không nên phân biệt đây là thầy quy y của ta, đó không phải thầy quy y của ta, như vậy thì chúng ta đã hoàn toàn làm sai. Đây là tôi đem ý nghĩa của Tam quy y nói rõ cho quý vị.

Ngoài ra, còn có hai băng Video trước kia tôi đã giảng tại Tân Gia Ba và giảng tại Úc Châu. Quý vị cũng có thể nghe nhiều lần, cố gắng học tập thì chúng ta mới biết chân thật hồi đầu, chân thật quy y. Chúng ta là đệ tử chân thật của Chư Phật Như Lai, trong Kinh Vô Lượng Thọ nói là đệ nhất đệ tử.

Bây giờ chúng tôi hướng dẫn mọi người làm một lễ nghi thức quy y, nghi thức đơn giản mà long trọng, bởi vì số người quy y nhiều, chúng ta từ chỗ ngồi của mình đứng lên thì được rồi.

Quý vị đồng tu quy y thì từ chỗ ngồi đứng lên, chư vị Pháp Sư chúng ta đứng phía trước một hàng, chúng ta đều làm chứng minh cho họ, không chỉ có một mình tôi làm chứng minh mà có rất nhiều người vị Pháp Sư làm chứng minh cho quý vị.

Chúng ta đứng phía trước một hàng đối diện với đại chúng, chúng ta làm chứng minh cho họ, đây là chánh thọ quy y, tôi không thể ngồi ở chính giữa. Nếu tôi ngồi ở chính giữa thì trở thành quy y tôi rồi thì tôi có tội, tôi phải đứng qua một bên. Quý vị mặt hướng về Tượng Phật, ở trước Tượng Phật hành lễ. Phật Bồ Tát làm chứng minh cho quý vị.

Chúng ta làm lễ, nghi thức này đơn giản, đúng ra là phải đảnh lễ Tượng Phật ba lạy, chúng ta làm lễ ba xá thì được rồi.

Hành lễ ba xá:

Lễ một xá chuông.

Lễ hai xá chuông.

Lễ ba xá chuông.

Quý vị Pháp Sư hãy quay qua làm chứng minh cho họ. Quý vị cầm lấy Chứng Thơ quy y rồi tuyên thệ trong Chứng Thơ quy y. Hãy theo tôi niệm, pháp danh đều dùng Diệu Âm.

Diệu Âm là Thích Ca Mâu Ni Phật trong Kinh Vô Lượng Thọ đặt cho chúng ta cái pháp danh này. Trong Kinh rõ ràng bảo cho chúng ta rằng chúng sanh của Ta Bà Thế Giới, những người niệm Phật tương lai sẽ sanh đến Tây Phương Cực Lạc Thế Giới.

Sau khi thành Phật đến Hoa Phương Thế Giới giáo hóa chúng sanh đều gọi là Như Lai Diệu Âm. Cho nên quý vị gọi là cư sĩ Diệu Âm, tương lai là Phật tức là Như Lai Diệu Âm nhân quả đều tương ứng, cho nên cái pháp danh này rất hay.

Diệu Âm tức là Nam Mô A Di Đà Phật. Câu Phật hiệu này, cái âm thanh này gọi là Diệu Âm. Câu Phật hiệu này có thể phổ độ chúng sanh hư không pháp giới thành Phật.

Đây là lời tuyên thệ Tam quy.

Mọi người theo tôi niệm:

A Xà Lê tồn niệm

Con đệ tử Diệu Âm.

Kể từ hôm nay

Thân mạng còn sống.

Quy y Phật Đà

Nhị túc trung tôn.

Quy y Đạt Ma

Ly dục trung tôn.

Quy y Tăng Già

Chư chúng trung tôn.

Hướng về Tượng Phật lễ 1 xá.

* Niệm lần thứ hai đến chư chúng trung tôn.

Hướng về Tượng Phật lễ một xá.

* Niệm lần thứ ba đến chư chúng trung tôn.

Hướng về Tượng Phật lễ một xá.

Chúng ta đã làm lễ xong. Chúc mừng quý vị.

Những lời tuyên thệ này tôi xin đơn giản giải thích:

1. Câu thứ nhất là: quy y Phật Đà.

A Xà Lê: Tức là chúng ta hiện nay gọi là thầy, thông thường chúng ta gọi là Pháp Sư, đây là làm chứng cho chúng ta. Chúng ta phát tâm từ ngày hôm nay, bắt đầu thân mạng còn sống tức là chúng ta suốt một đời quy y Phật Đà.

Lưỡng túc trung tôn: Tức là viên mãn, tức là đầy đủ. Trí huệ và phước đức của Phật đạt đến cứu cánh viên mãn. Hai chữ viên mãn này không ai có thể so sánh, bởi vì nó là chính tánh cho nên đạt đến cứu cánh viên mãn. Phước đức và trí huệ là chúng ta phải cầu, chúng ta phải học theo Phật Đà. Cũng phải cùng với Phật Đà thành tựu trí huệ, phước đức viên mãn không khác.

2. Câu thứ hai là: quy y Đạt Ma.

Đạt ma: Tức là phạm ngữ tức là Pháp Bảo.

Ly dục trung tôn: Dục là dục vọng, phàm phu lục đạo đều có dục vọng, những người tu hành đều xa lìa dục vọng.

Nhà Phật có rất nhiều người tu hành, những Tôn Giáo khác cũng có rất nhiều người tu hành, những người tu hành đều là tâm thanh tịnh, ít dục vọng. Nhưng nếu so sánh với Phật thì Phật đã đoạn hết dục vọng hơn họ nhiều, đã đoạn hết 100%, còn Bồ Tát đã đoạn hết 99% vẫn còn 1%. Phần chưa đoạn không bằng Phật cho nên Phật là cứu cánh gọi là Ly Dục Tôn.

3. Câu thứ ba là: Quy y Tăng Già.

Tăng Già: Dùng thời hiện nay mà nói là đoàn thể, gia đình cũng là đoàn thể. Phật lại trên Kinh nói bốn người cùng nhau sinh sống, cái đoàn thể này mà y theo lời dạy của Phật tu Lục Hòa Kính thì cái đoàn thể này gọi là Tăng Già không nhất định là người xuất gia.

Một gia đình có bốn người có thể y theo lời dạy bảo của Phật mà tu học: Chúng hòa đồng giải, giới hòa đồng tu, thân hòa đồng trụ, khẩu hòa vô tranh, ý hòa đồng duyệt, lợi hòa đồng quân. Gia đình của bạn tức là Tăng Già, tức là Tăng đoàn. Cái gia đình này vô cùng hòa thuận, nhất tâm nhất đức là sở hữu tất giải trong đoàn thể tôn quý nhất, cũng là cái gương mô phạm của tất cả đoàn thể.

Nội dung của Tam quy y phong phú như vậy, dạy cho chúng ta niệm niệm không quên, hết lòng đi theo phương hướng mục tiêu này để nỗ lực tu học, nỗ lực học tập đây là đại ý trong lời tuyên thệ.

Hôm nay quý vị có thể phát cái tâm lớn này chúng ta rất rõ ràng minh bạch. Chư Phật hoan hỷ tán thán. Những lời này tôi đã đã giải thích cho quý vị. Xin nói đến đây. Mọi người có thể ngồi xuống.

Còn có những người thọ ngũ giới phải không?

Những bạn đồng tu thọ Tam quy rồi thì xin ngồi xuống, những bạn đồng tu thọ ngũ giới hãy đứng lên. Chúng ta tiếp tục thọ pháp ngũ giới. Thọ pháp ngũ giới ở trang thứ hai.

Quý vị lật trang hai thì sẽ thấy: Lời tuyên thệ này là do Đại Sư Hoằng Nhất từ trong giới Kinh trích lục ra cho chúng ta, Ngài cũng là khích lệ cho chúng ta tốt nhất nên đi theo.

Năm xưa Phật Đà dùng cái nghi thức này, chúng tôi chọn lấy lời tuyên thệ này cũng là ở trước hình Tượng Phật Bồ Tát niệm ba lần.

Từ trong nội tâm phát ý nguyện chân thật, tiếp nhận lời dạy bảo của Phật Bồ Tát, suốt đời tuân theo pháp ngũ giới này.

Bây giờ mọi người theo tôi niệm lời tuyên thệ:

A Xà Lê tồn niệm

Như Chư Thánh A La Hán

Thân mạng còn sống:

Không sát sanh.

Không trộm cắp.

Không dục tà hạnh.

Không nói lời hư dối.

Không uống các thứ rượu.

Con đệ tử Diệu Âm

Kể từ hôm nay

Thân mạng còn sống:

Không sát sanh.

Không trộm cắp.

Không dục tà hạnh.

Không nói lời hư dối.

Không uống các thứ rượu.

Cũng là như vậy

Đây là ngũ chi học sứ của con

Là chỗ học sứ của Chư Thánh A La Hán

Con nên tuỳ học, tuỳ tác tuỳ tỳ.

Hướng về Tượng Phật lễ một xá.

Lễ niệm lần thứ hai như trên,

Hướng về Tượng Phật

Lễ một xá.

Lễ niệm lần thứ ba như trên,

Hướng về Tượng Phật

Lễ một xá.

Nguyện A Xà Lê chứng tri

Con là Ưu Bà Tắc

Quy y Tam Bảo

Thọ ngũ học sứ.

Hướng về Tượng Phật lễ ba xá.

Xin ngồi xuống, niệm Phật hồi hướng:

Nam Mô A Di Đà Phật!
 

CHỨNG THƯ QUY Y

TỊNH TÔNG HỌC HỘI

LỜI PHẬT DẠY
 

Muốn sanh về nước của ta, phải tu Tam Phước:

1. Hiếu dưỡng phụ mẫu,

Phụng sự Sư trưởng,

Từ tâm bất sát,

Tu tập Thập Thiện Nghiệp.

2. Thọ trì Tam quy,

Cụ Túc chủng giới,

Bất phạm uy nghi.

3. Phát bồ đề tâm,

Thâm tín nhân quả,

Đọc tụng đại thừa,

Khuyến tấn hành giả.

Ba điều này còn gọi là Tịnh nghiệp chánh nhân của Tam Thế Chư Phật.
 

CÔNG HẠNH CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ
 

Trong hàm dưỡng năm thứ đức.

Ngoài tu Lục hòa.

* Năm thứ đức:

1. Ôn hòa nhân hậu.

2. Thiện lương.

3. Cung kính.

4. Tiết kiệm.

5. Nhẫn nhường.

* Lục hòa:

1. Thân hòa đồng trụ.

2. Khẩu hòa vô tránh.

3. Ý hòa đồng duyệt.

4. Giới hòa đồng tu.

5. Kiến hòa đồng giải.

6. Lợi hòa đồng quán.

* Cung kính.

* Tiết kiệm.

* Nhẫn nhường.

* Nguyện cùng sách tấn nhau.

1. Siêng tu Tam phước.

2. Tam học, Lục độ, Thập nguyện.

3. Kế thừa huệ mạng của Phật.

4. Hoằng pháp lợi sanh.
 

PHẬT GIÁO LÀ GÌ?
 

Phật Giáo là nền giáo dục chí thiện viên mãn của Phật Đà đối với chín pháp giới chúng sanh. Đức Thích Ca Mâu Ni Phật bốn mươi chín năm giảng nói tất cả Kinh Điển, nội dung chỉ là nói rõ chân tướng của vũ trụ nhân sanh.

Nhân sinh chính là chính mình, vũ trụ tức là hoàn cảnh sinh hoạt của chúng ta. Tri giác là Phật, Bồ Tát, bất giác là phàm phu. Tu hành là tu sửa lại cách nhìn, cách nghĩ, cách nói, cách làm sai lầm của chúng ta.
 

CƯƠNG LĨNH TU HÀNH CỦA

PHẬT GIÁO LÀ GIÁC CHÁNH TỊNH
 

* Giác là không mê.

* Chánh là không tà.

* Tịnh là không nhiễm.

* Nương giới định huệ Tam học hầu mong đạt tới mục tiêu này.

* Nền tảng căn bản của sự tu học là Tam phước.

* Đối với người phải giữ Lục hòa.

* Xử sự thì tu Lục độ.

* Tuân theo Phổ Hiền Hạnh Nguyện, quy tâm Tịnh Độ.

* Như vậy mới có thể hoàn tất những lời giáo huấn của Phật.

A Xà Lê tồn niệm

Đệ tử Diệu Âm.

Kể từ ngày nay cho đến khi mệnh chung.

Quy y Phật Đà lưỡng túc tôn.

Quy y Đạt Ma ly dục tôn.

Quy y Tăng Già chư chúng trung tôn.

Nay đã quy y Phật rồi, kính Phật là thầy, bắt đầu từ nay cho đến lúc lâm chung không quy y Thiên Thần, ngoại đạo.

Nay đã quy y Pháp rồi, kính Pháp thầy, bắt đầu từ nay cho đến lúc mệnh chung, không quy y Kinh Sách ngoại đạo.

Nay đã quy y Tăng rồi, kính Tăng là thầy, bắt đầu từ nay cho đến lúc lâm chung, không quy y tín đồ ngoại đạo.

Nay có ...

Chí thành quy hướng Tam Bảo, lễ thỉnh Thượng Tịnh Hạ Không Lão Pháp Sư là A Xà Lê chứng minh Tam quy và đặt tên cho pháp danh là…

Kể từ nay về sau xin dâng trọn cuộc đời.

Nguyện quy y Phật.

Nguyện học Pháp.

Nguyện kính Tăng.

Tín thọ phụng hành giới giáo của Phật.

Tam quy chứng minh A Xà Lê.

Hòa Thượng Ân Sư Tịnh Không

Ngày... tháng... năm...

Trao cư sĩ Diệu Âm nhận.
 

PHÁP THỌ NGŨ GIỚI
 

Dựa theo tuyển tập mới của Hoằng Nhất Đại Sư

A Xà Lê tồn niệm, như Chư Thánh A La Hán, trọn đời:

1. Không sát sanh.

2. Không trộm cắp.

3. Không tà dâm.

4. Không vọng ngữ.

5. Không uống rượu.

Đệ tử Diệu Âm, kể từ ngày nay cho đến khi mệnh chung cũng không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu. Bởi vì đây là năm điều tu học của Chư Thánh A La Hán, con nguyện học theo, làm theo và gìn giữ.

Lặp lại ba lần và lễ ba lạy.

Nguyện A Xà Lê chứng minh cho con là Ưu Bà Tắc Ưu Bà Di quy y Tam Bảo thọ năm giới.

Thầy: Tốt.

Đáp: Thiện.

Nay có Ưu Bà Tắc Ưu Bà Di Diệu Âm.

Tục danh …

Chí thành lễ thành thỉnh Tịnh Không Lão Pháp Sư làm thầy chứng minh truyền thọ Tam quy ngũ giới. Công đức quy y thọ giới cần phải chuyên cần lập chí phụng trì, không được gián đoạn và xao lãng. Duy nương tựa vào Tịnh Độ là con đường chính trong việc tu hành.

Bởi do Mười Phương Chư Phật đồng tán thán và khuyến tín: Sau khi Phật Pháp bị diệt tận, chỉ có Kinh Vô Lượng Thọ được trụ thế một trăm năm. Chúng con xin kể từ nay cho đến chọn đời này chí tâm quy y, tín nguyện trì danh, nguyện quyết vãng sanh, viên thành Phật đạo, phổ độ chúng sanh. Xin Chư Phật chứng minh.

Tam quy Ngũ Giới chứng Minh Sư:

A Xà Lê Tịnh Không Hòa Thượng.

Đã ký: Hòa Thượng Tịnh Không.

Diệu Âm cư sĩ nhận.

Ngày... tháng... năm...

A Di Đà Phật!

****