Haèng thuaän chuùng sanh
Tuyø hyû coâng ñöùc

tinhdo.edu.vn

TỰ TÁNH LÀ THẬT TƯỚNG, BÁT NHÃ LÀ THẬT TƯỚNG

TỰ TÁNH LÀ THẬT TƯỚNG,

BÁT NHÃ LÀ THẬT TƯỚNG

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Cực Lạc Thế Giới chủng chủng y chánh trang nghiêm, nhất nhất giai thị chân thật trí huệ vô vi pháp thân các thứ y báo và chánh báo trang nghiêm trong Thế Giới Cực Lạc, mỗi thứ đều là pháp thân vô vi trí huệ chân thật.

Ở đây, Cụ Hoàng đã giảng ý nghĩa lời nói của Thiên Thân Bồ Tát theo lý, chân thật là tự tánh, trí huệ là bát nhã, vô vi là đức, pháp thân là tướng, chúng là nhất thể. Nhất nhất tức thị thật tướng mỗi mỗi chính là thật tướng.

Pháp vốn là như vậy, tự tánh là thật tướng, bát nhã là thật tướng, đức cũng là thật tướng, tướng cũng là thật tướng. Cố vân bổn Kinh dĩ thật tướng vi thể dã.

Vì thế nói: Kinh này lấy thật tướng làm thể vậy. Đây là nói theo Vãng Sanh Luận của Thiên Thân Bồ Tát.

Tiếp theo đó:

Minh Cừ Am Đại Sư viết: Quỳnh Lâm Ngọc Chiểu Cừ Am Đại Sư đời Minh nói: Rừng quỳnh, ao ngọc, quỳnh lâm là cây báu trong Thế Giới Tây Phương, Ngọc Chiểu là ao sen. Trong Đại Bổn lẫn tiểu bổn chúng ta đều thấy điều này. Trực hiển ư tâm nguyên hiển hiện trực tiếp nguồn tâm, tâm nguyên là tự tánh.

Thọ lượng, quang minh, toàn chương ư tự tánh thọ lượng, quang minh, phô bày trọn vẹn tự tánh, thọ lượng là đức, quang minh là trí, phô bày trọn vẹn tự tánh, thảy đều là tự tánh viên mãn thấu lộ, chúng ta thường nói là tự tánh phóng quang, quang minh biến chiếu tự tánh tỏa ánh sáng, quang minh chiếu khắp chính là nói đến ý nghĩa này. Chương là chương hiển phô bày rõ rệt.

Trong bộ Viên Trung Sao, U Khê Đại Sư cũng nói đến ý nghĩa này giống như vậy: Quỳnh lâm, ngọc chiểu, thọ lượng, quang minh, cố nhất thiết Chư Pháp chi tướng dã, nhiên tắc trực hiển ư tâm nguyên, toàn chương ư tự tánh, cố hà tướng chi khả đắc tai.

Rừng quỳnh, ao ngọc, thọ lượng, quang minh vốn là tướng của hết thảy các pháp, nên chúng đã hiển lộ trực tiếp nguồn tâm, phô bày trọn vẹn tự tánh thì có tướng nào để đạt được?

Tướng chính là phi tướng, phi tướng chính là tướng, đấy là giáo pháp đại thừa đến chung cực nhập pháp môn bất nhị. Nhập pháp môn bất nhị tức là như Đức Phật thường chỉ dạy chúng ta chớ khởi tâm, đừng động niệm, chẳng phân biệt, chẳng chấp trước, quý vị sẽ khế nhập. Làm được chẳng phân biệt, chẳng chấp trước thì vẫn chưa được, vẫn chưa nhập pháp môn bất nhị.

Nhập pháp môn bất nhị là pháp thân Bồ Tát, theo như Kinh Hoa Nghiêm đã giảng, đó là bậc Sơ Trụ trong Viên Giáo trở lên. Buông phân biệt, chấp trước xuống, nhưng còn có khởi tâm động niệm, quý vị vẫn chưa thoát khỏi mười pháp giới. Chưa ra khỏi mười pháp giới, quý vị sẽ chẳng có cách nào khế nhập cảnh giới bất nhị.

Đấy là một giới hạn rất lớn, là ranh giới giữa phàm và Thánh. Vượt thoát mười pháp giới bèn minh tâm kiến tánh, chúng ta thường nói là thành Phật. Cư sĩ Giang Vị Nông chú giải Kinh Kim Cang, trong bộ Kim Cang Kinh Giảng Nghĩa của chính ông, đã giảng về Chư Phật Như Lai.

Quý vị thấy ông giải thích chữ Chư Phật chẳng phải là nhiều vị Phật, mà Chư Phật là bốn mươi hai tầng cấp, tức Thập Trụ, những địa vị ấy đều thuộc Viên giáo, ngoài Thập Trụ ra, còn có Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa, Đẳng Giác, Diệu Giác.

Ông ta giải thích Chư Phật Như Lai là bốn mươi hai địa vị Chư Phật Như Lai. Minh tâm kiến tánh bèn thành Phật, minh tâm kiến tánh là đã buông khởi tâm động niệm xuống, chẳng khởi tâm, chẳng động niệm, đương nhiên chẳng có phân biệt, chấp trước.

Trong cảnh giới này, vì sao còn có bốn mươi hai tầng cấp?

Không khởi tâm, không động niệm, cớ sao vẫn còn có tầng cấp?

Có tầng cấp thì chẳng phải là có khởi tâm động niệm ư?

Chẳng khởi tâm, chẳng động niệm, Đức Phật nói có bốn mươi hai tầng cấp.

Chúng ta có thể hiểu: Bốn mươi hai tầng cấp ấy chẳng thể nói là có, mà cũng chẳng thể nói là không có, chẳng phải có, chẳng phải không.

Nếu quý vị nói có thì do chẳng khởi tâm động niệm, lấy đâu ra bốn mươi hai tầng cấp?

Quý vị nói chúng là không có, thì họ các vị pháp thân Bồ Tát chưa đoạn tập khí vô minh. Không khởi tâm, không động niệm là đoạn vô minh. Vô minh đã đoạn rồi, nhưng còn có tập khí vô minh. Tập khí vô minh có dầy hay mỏng khác nhau, nên vừa mới đoạn vô minh, tập khí còn rất nồng, sau đó, cảnh giới càng cao lên, tập khí vô minh càng nhạt bớt.

Chữ tập khí cũng chẳng dễ hiểu, nên Cổ Đức dùng bình rượu làm tỷ dụ, tỷ dụ này rất hay. Bình đựng đầy rượu, đổ sạch đi, đổ hết, lau chùi sạch bóng bên trong, một giọt cũng chẳng còn, thật sự chẳng có tí rượu nào, nhưng vẫn ngửi thấy mùi. Đó gọi là tập khí.

Mùi vị ấy không lau mất được, nhưng nó cũng chẳng trở ngại sự. Quý vị đem thứ khác đựng trong đó cũng chẳng ngại sự. Tập khí ấy sau một thời gian lâu dài sẽ tự nhiên chẳng còn. Do vậy, trong Cõi Thật Báo, họ dụng công đoạn tập khí ấy, chẳng có cách nào khác, nên gọi là vô công dụng đạo.

Trong ấy, chớ nên có một tí ý niệm nào. Hễ quý vị khởi niệm sẽ đọa lạc, vậy là không được rồi. Vì thế, người ấy chắc chắn chẳng khởi tâm, không động niệm. Khi ấy, phiền não đã đoạn hết, chẳng cần phải dụng công đoạn phiền não.

Lúc đó, tâm từ bi trong tự tánh hiện tiền, kẻ ấy đã đạt được chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi trong tự tánh, các tánh đức xuất hiện, người ấy và hết thảy chúng sanh trong trọn pháp giới hư không giới sanh khởi sự cảm ứng đạo giao, chúng sanh có cảm, người ấy bèn ứng.

***