Haèng thuaän chuùng sanh
Tuyø hyû coâng ñöùc

tinhdo.edu.vn

XÃ HỘI ĐỘNG LOẠN, NHÂN DÂN ĐAU KHỔ, ĐỊA CẦU THIÊN TAI, CHÍNH LÀ NHỮNG ĐIỀU NÀY

XÃ HỘI ĐỘNG LOẠN, NHÂN DÂN

ĐAU KHỔ, ĐỊA CẦU THIÊN TAI,

CHÍNH LÀ NHỮNG ĐIỀU NÀY

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Đại Sư Ấn Quang nói rất hay: Một phần thành kính được một phần lợi ích, mười phần thành kính được mười phần lợi ích, vạn phần thành kính được vạn phần lợi ích, ta mới thật sự lý giải được ý nghĩa của Như Lai. Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa. Nếu không có tâm thành kính, trong tâm đẫy đầy tham sân si mạn nghi, như vậy sẽ hiểu sai nghĩa chân thật của Như Lai.

Không hiểu được nghĩa chân thật của Như Lai, hiểu lệch lạc nghĩa chân thật của Như Lai, đây là thật không phải giả. Thế nên không phải Phật Bồ Tát không từ bi, mà bây giờ chúng ta không có thành ý để học tập, là một loại tâm khinh mạn. Nghe nói rất hay, được, nói tôi nghe thử coi.

Tâm khinh mạn, không có tôn trọng, điều này rất khó. Người bây giờ thiếu chân thành, cung kính, hiếu để, trung tín, là nền tảng, căn bản của căn bản, những thứ này không còn.

Điển tịch của Nho Thích Đạo để ngay trước mắt chúng ta, vẫn không đạt được lợi ích, quý vị giải thích về nó sai hoàn toàn. Đó không phải ý của Phật Bồ Tát, là ý của quý vị, ngày nay chúng ta gặp khó khăn chính là vấn đề này.

Tam giới lục đạo đều là khổ, đây là gì?

Quả của sự mê muội, si mê cùng cực. Quả này là xã hội động loạn, nhân dân đau khổ, địa cầu thiên tai, chính là những điều này.

Thế Giới Cực Lạc không có, hoàn toàn không có những thứ này, vì sao vậy?

Vì người ở Thế Giới Cực Lạc giác ngộ, nên Chư Phật Như Lai đều dạy học ở đó, không đến thế gian này. Không phải Phật không đến, mà chúng ta không thật sự muốn học, nên cái gì cũng thử nghiệm trước đã, xem có hiệu quả chăng. Đều là tâm hoài nghi, tạo thành thảm họa ghê gớm như vậy.

Thứ hai tập đế.

Tập là gì?

Là các nghiệp của thiện ác và phiền não tham sân..., đây gọi là tập. Một thứ là phiền não, là ở trong, nội tại.

Thứ hai là tạo nghiệp, nghiệp là gì?

Là có thiện có ác. Thiện nghiệp không tách rời phiền não, ác nghiệp cũng không tách rời phiền não. Quả báo của thiện nghiệp trong ba đường lành, quả báo của ác nghiệp trong ba đường ác, gọi là khởi hoặc tạo nghiệp. Khổ đế là thọ báo, Đức Phật thuyết pháp nói quả trước rồi mới đến nhân. Quả rất rõ ràng, chúng ta đã thấy được, đã tin.

Quả từ đâu mà có?

Từ phiền não tham sân si mạn nghi. Trước mắt chúng ta có thể nhìn thấy, tham sân si mạn nghi chiêu cảm nên lũ lụt.

Trong Kinh Lăng Nghiêm Đức Phật nói: Nước biển dâng cao, sông hồ tràn lan, điều này có liên quan đến tham tâm. Sân nhuế là hỏa hoạn, như núi lửa phun trào, nhiệt độ địa cầu tăng cao. Ngu si là gió bão. Ngạo mạn là động đất. Hoài nghi là địa chất lỏng lẻo, núi lở đất sụp, diện tích lớn của mặt đất đột nhiên sụp xuống, là do hoài nghi.

Nghiệp thiện ác, sát đạo dâm vọng. Sát sanh, phẩn nộ thương tổn đến gan, gan dễ mắc bệnh. Trộm cắp, lo lắng gây thưởng tổn đến phổi. Dâm dục, oán hận hoặc là vui mừng quá độ, tổn thương đến tim, tim mạch.

Vọng ngữ, gạt người khác, ưu tư quá độ, oán hận làm thương tổn đến bao tử. Quý vị xem tham sân si mạn nghi, sát đạo dâm vọng, gây tổn thương đối với bản thân, mà còn chiêu cảm Sơn hà đại địa thiên tai bên ngoài.

Sát sanh là bất nhân, trộm cắp là bất nghĩa, tà dâm là vô lễ, vọng ngữ là vô tín, uống rượu là vô trí. Người xưa gọi là đạo lý làm người, đạo lý cơ bản, hoàn toàn không có nhân lễ nghĩa trí tín, xã hội ngày nay không thấy nữa.

Còn hiếu thân tôn sư là nền tảng của tất cả đức hạnh, bất luận là thế gian hay xuất thế gian, nền móng vững chắc của tất cả thiện nghiệp, là hiếu thân tôn sư, bây giờ không còn nữa.

Quý vị muốn hỏi vì sao xã hội có nhiều thiên ta thảm họa như vậy?

Thiên tai này có thể hóa giải được chăng?

Chúng ta phải hiểu được đạo lý này. Hai loại này có thể tập khởi khổ báo trong tam giới, lục đạo, nên gọi là tập đế. Thứ nhất là năm độc tham sân si mạn nghi, một loại khác chính là tạo nghiệp, hai loại này có thể tập khởi khổ báo của tam giới lục đạo.

Tất cả khổ báo trong tam giới, lục đạo từ đâu đến, nên nó là nhân của sự mê muội. Tập đế là nhân của sự mê muội, đây là nhân quả của thế gian. Diệt đạo là nhân quả của xuất thế gian, Tứ đế là nhân quả của thế xuất thế gian. Diệt đế là Niết Bàn, tiếng phạn gọi là Niết Bàn.

Phật Giáo truyền đến Trung Quốc phiên dịch thành diệt, dịch Niết Bàn thành diệt, diệt điều gì?

Ở đây nói rất rõ ràng: Diệt hai loại hoặc và nghiệp. Hoặc ở trước nói là tham sân si mạn nghi, đó là hoặc. Nghiệp là nói đến thiện nghiệp và ác nghiệp. Thiện nghiệp cũng không được, thiện nghiệp chỉ sanh lên Cõi Trời, sanh vào cõi người, không ra khỏi luân hồi lục đạo.

Như vậy phải làm sao?

Đức Phật dạy chúng ta đoạn ác tu thiện, tam luân thể không, như vậy sẽ không tạo nghiệp.

****